Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Hối hận muộn màng của những người cha tội lỗi

Hối hận muộn màng của những người cha tội lỗi

mua nhà,bán nhà


Hối hận muộn màng của những người cha tội lỗi Mỗi người một hoàn cảnh phạm tội nhưng lại có kết cục chung là nhận án tử hình. Đến lúc phải trả giá cho tội lỗi, họ van vỉ xin được sống bởi nghĩ đến những đứa con.> Tử hình cán bộ ngân hàng biển thủ 44 tỷ để cá độ/ Tử hình tên trộm bắt đền gia chủ Khúm núm trước vành móng ngựa một ngày cuối tháng 8, Trần Minh Long (nguyên kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước chi nhánh huyện Nhà Bè, TP HCM) cúi gằm mặt, đôi tay siết vào nhau khi nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án. Bị cáo còn con nhỏ, bị cáo không muốn sau này con mình lớn lên phải mang một nỗi ám ảnh về người cha bị tội chết vì phạm pháp. Nếu được sống bị cáo sẽ dạy cho con trai của mình trở thành người có ích chứ không sai trái như mình, Long khẩn khoản. Bị cáo Long tại tòa. Ảnh: H. G. Phía dưới khán phòng, vợ của Long gục đầu, khuôn mặt nhợt nhạt lộ rõ vẻ mệt mỏi ở đôi mắt thâm quầng. Trước đó, khi VKSND Tối cao đề nghị toà giữ nguyên án tử hình với Long, ánh mắt ấy đã dại đi. Giờ nghị án chị tâm sự, từ ngày chồng vướng lao lý, dù tinh thần suy sụp chị vẫn cố gắng đi làm để nuôi con nhỏ. Nhiều lần con trai hỏi về cha, nhưng tôi đều phải nói dối ba cháu đang đi công tác xa. Anh ấy mà được sống thì suốt đời này có cực khổ đến đâu để trả nợ tôi cũng cam lòng, người vợ trẻ đưa tay quẹt nước mắt. Bản án sơ thẩm xác định, Long đã lợi dụng vai trò là Kế toán trưởng, tham ô hơn 44 tỷ đồng để cá độ đá banh. Với hành vi này, Long bị TAND TP HCM tuyên án tử hình. Vì số tiền thất thoát quá lớn không thể khắc phục được, TAND Tối cao tại TP HCM hôm ấy cũng bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt, giữ nguyên mức án cao nhất đối với bị cáo. Không gào thét đau đớn, người vợ trẻ chỉ lẳng lặng nhìn chồng bị dẫn giải đi với ánh mắt buồn rười rượi. Long cố ngoảnh lại nhìn vợ, vành mắt ngấn nước rồi vội bước theo cán bộ dẫn giải ra xe tù. Vừa phải nén nỗi đau mất chồng, người vợ trẻ ấy còn phải giữ cả bí mật về sự ra đi của người cha cho đứa con của mình. Ngược lại, với con trai của Huỳnh Hữu Nghĩa thì tội lỗi của người cha sẽ là nỗi ám ảnh tâm trí non nớt của bé. 11 tuổi em đã chứng kiến cha bị xét xử về tội Giết người, lĩnh án tử hình. Giữa tháng 8, Nghĩa bị đưa ra xét xử lưu động tại khu dân cư Miếu Nổi, quận Bình Thạnh (TP HCM) với sự chứng kiến của hàng trăm người. Con trai 11 tuổi của Nghĩa cũng theo bà nội đến phiên tòa. Cậu bé khôi ngô, sáng sủa, luôn khép nép khiến nhiều người để ý. Tội nghiệp thằng bé, từ nhỏ cha mẹ đã sớm ly hôn, giờ lại chứng kiến cảnh cha bị đưa ra xét xử, không biết rồi cuộc đời nó sẽ ra sao người đàn bà trung tuổi lắc đầu, nhìn đứa bé với ánh mắt ái ngại. Bị cáo Nghĩa cố nhìn theo đứa con trước khi bị dẫn giải lên xe tù. Ảnh: Hải Duyên. Theo cáo trạng, do không có việc làm ổn định, vào tháng 11/2011, Nghĩa nảy sinh ý định ăn trộm bình ắc quy ôtô. Bị phát hiện và truy hô, trong lúc chạy trốn gã đánh rơi dép và điện thoại. Phi vụ không thành lại bị lỗ, Nghĩa quay lại bắt gia chủ phải bồi thường. Trong lúc gây sự, hắn đã đâm chết người nhà gia chủ. Từ đầu phiên xử Nghĩa tỏ ra khá bình tĩnh, nhưng đến khi bị VKS đề nghị mức án tử hình, anh ta trở nên bấn loạn, nước mắt đầm đìa khi thấy mẹ ngất lịm và con trai nức nở sau lưng. Giọng lạc hẳn, bị cáo nói: Xin HĐXX cho tôi một con đường sống để làm lại cuộc đời. Tôi vẫn còn phải nuôi dạy con nhỏ. Giờ tuyên án, Nghĩa lại ráo riết nhìn xung quanh tìm con. Thấy đứa trẻ đứng tận góc xa, người cha tội lỗi giàn giụa nước mắt. Bé định nhào đến gần nhưng bị người thân ghìm lại. Suốt thời gian nghe toà tuyên án, Nghĩa không rời mắt khỏi con. Ngoài hành vi giết người côn đồ, Nghĩa còn có tiền án về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy... nên HĐXX tuyên phạt mức án tử hình. Vị chủ tọa vừa dứt lời, Nghĩa loạng choạng rồi khụy xuống nhưng vẫn cố nhìn về phía con. Phiên tòa kết thúc từ lâu nhưng cậu bé vẫn đứng ngẩn ngơ nhìn về hướng chiếc xe tù đã khuất bóng. Cũng chung hoàn cảnh, con của Tân mới hơn một tuổi nhưng cùng lúc phải chịu cảnh cha mẹ chia tay rồi không lâu sau người cha cũng phải đền mạng vì gây tội ác. Trần Vương Nhật Tân (21 tuổi) là bảo vệ cho một công ty tại Bình Dương. Rạng sáng 16/2, trong lúc đi tuần tra gã bảo vệ trẻ thấy chị Việt, nữ phiên dịch viên, ngủ trong phòng của công ty nên đã nảy sinh thú tính. Hắn cạy cửa vào thực hiện hành vi đê hèn rồi nhẫn tâm giết nạn nhân bịt đầu mối. Hồi tháng 4, TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt mức án tử hình đối với Tân về các tội Giết người và Hiếp dâm. Ba tháng sau, trong phiên xử phúc thẩm xin giảm án, Tân tỏ ra ăn năn khi thừa nhận toàn bộ tội lỗi. Anh ta cũng nhắc đến đứa con còn nhỏ dại của mình, mong được pháp luật khoan hồng để có cơ hội nuôi dạy con. Bị cáo Tân sau phiên phúc xử. Ảnh: Hải Duyên. Luật sư bào chữa cho Tân cũng tha thiết xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt vì bị cáo đã có thái độ ăn năn hối cải, động viên gia đình khắc phục một phần hậu quả. Bị cáo cũng là lao động chính trong gia đình, có con còn nhỏ, vừa ly dị vợ, phạm tội trong tình trạng say rượu… Nghe vị luật sư bào chữa, Tân ngồi trầm ngâm trên băng ghế dài với vẻ mặt căng thẳng. Xác định tội ác của Tân là không thể tha thứ, không còn tính người..., Toà Phúc thẩm TAND Tối cao vẫn giữ nguyên án sơ thẩm. Lặng người sau phán quyết của HĐXX, Tân lê những bước đi nặng nhọc theo cảnh sát. Không ai biết Tân nghĩ gì khi đôi mắt thỉnh thoảng lại nhắm nghiền... Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Phận éo le của những phụ nữ lao mình qua biển lửa

mua nhà,bán nhà


Phận éo le của những phụ nữ lao mình qua biển lửa Cơ thể biến dạng, nhan sắc bị huỷ hoại; chồng ngoảnh mặt bỏ đi khi mình thập tử nhất sinh trên giường bệnh... là bi kịch, nỗi đau của nhiều nữ nạn nhân trong vụ cháy kinh hoàng tại xưởng may Thuận Phát (Hải Phòng).> 13 công nhân chết cháy, chủ xưởng bị phạt 12 năm tù / Vì lợi nhuận, ông chủ bất chấp tính mạng công nhân Cuối tháng 7, phiên xử 5 người liên quan vụ hoả hoạn làm 13 người chết, 25 người bị thương tật 30% - 90% vừa được mở tại TAND Hải Phòng. Chủ xưởng may Nhiếp Thiếu Phong (42 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) cùng vợ không hôn thú Bùi Thị Hiền (25 tuổi) và 3 bị cáo khác bị xét xử về tội vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy. Trong hai ngày, phòng xử lúc nào cũng chật cứng nạn nhân và người thân của họ. Các cô gái gương mặt, chân tay bị biến dạng cùng nhiều di ảnh hiện diện trong phòng xử lớn nhất của tòa án như càng khắc thêm về sự kinh hoàng, hậu quả thảm khốc của vụ cháy xưởng may Thuận Phát hơn một năm về trước. Ngồi ở hàng ghế thứ ba là nạn nhân Hoàng Thị Hải Quỳnh (19 tuổi, ở xã Tân Dân) bị bỏng hơn 90%. Một bên tai và từ cằm xuống cổ Quỳnh chằng chịt sẹo. Tứ chi của thiếu nữ này vẫn phải quấn băng, chỉ hở những ngón tay co quắp. Ngồi trong tòa, Quỳnh gãi liên tục do vết thương đang lên da non. Nhớ lại biển lửa hôm 29/7/2011, Quỳnh kể cô và những công nhân khác đang làm việc thì lửa bốc ngùn ngụt. Mọi người náo loạn, cố chạy ra ngoài nhưng gió thổi khiến lửa, khói tạt từ cánh cửa duy nhất vào làm không ai ra được, Quỳnh khó nhọc kể lại. Trong khi một số người chui vào phòng vệ sinh, Quỳnh cùng nhiều đồng nghiệp liều mình băng qua ngọn lửa... mong có cơ hội thoát thân. Các nạn nhân trong vụ cháy xưởng gia công giày da tại Tòa. Ảnh: Việt Dũng. Quỳnh bị cháy, bỏng khắp cơ thể, hôn mê suốt nhiều tháng. Khi tỉnh lại, cô mới biết bác sĩ đã thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật cứu sống mình. Chi phí chữa chạy đều được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Em mới đi làm được 3 tuần, chưa nhận được tiền lương mà tai họa ập đến, thiếu nữ 19 tuổi kể, nước mắt chực trào. Gần một năm qua, Quỳnh mặc cảm, tự ti nên ít khi bước ra khỏi căn buồng nhỏ, lụp xụp. Nhìn đứa cháu gái vốn hoạt bát, yêu đời giờ gầy gò, héo hon, u uất, bà Phạm Thị Thìn chỉ còn biết khuyên cháu cố gắng ổn tinh thần, tĩnh dưỡng để các vết thương lành lặn rồi phẫu thuật thẩm mỹ. Nói vậy để an ủi cháu thôi, chứ chúng tôi làm nông nghiệp, bố mẹ kiếm vài triệu mỗi tháng cũng chỉ đủ sinh hoạt thuốc thang, kiếm đâu ra tiền chữa cho cháu, bà Thìn buồn bã nói. Không chỉ phải chịu nỗi đau thể xác như Quỳnh, chị Đào Thị Liễu còn suy sụp hơn khi gánh bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Người phụ nữ 36 tuổi với cơ thể chằng chịt sẹo bỏng cho biết, người chồng đầu ấp tay gối hơn 13 năm đã ngoảnh mặt bỏ đi khi thấy vợ bị nạn. Anh về sống với nhà bố mẹ đẻ, mặc vợ với những cuộc phẫu thuật đau đớn. Chị Liễu tâm sự, công việc nhà nông với vài sào ruộng không đủ trang trải nuôi hai con ăn học nên xin vào xưởng may của Hiền làm với mức lương gần 2 triệu đồng một tháng. Chị làm được vài ngày thì hỏa hoạn xảy ra. Cũng may, tiền chữa trị của tôi được các nhà hảo tâm giúp đỡ, chứ gia đình lấy đâu tiền để phẫu thuật, người phụ nữ mang thương tật đang phải chăm 2 con kể trong nước mắt. Chị bảo, tai họa ập đến quá bất ngờ. Thấy ngọn lửa bùng lên ở xưởng may kín như cái hũ nút, mọi người hoảng sợ đổ dồn ra phía lối ra vào duy nhất. Chị lao vào đám lửa mong có cơ hội thoát ra ngoài nhưng vướng phải người bị cháy nằm dưới nền nên bị ngã. Ngọn lửa bao vây khiến chị bị cháy hết quần áo, nhưng vẫn cố bò dậy vì nghĩ đến các con. Đau đớn thể xác rồi cũng qua, nhưng hậu quả của nó cùng nỗi đau tinh thần vẫn đang ngày ngày hiện hữu trong nạn nhân này. Khoảng một tuần trước phiên xử, chồng chị Liễu về nhà lấy những vật dụng còn lại mang đi. Sức khỏe yếu, chưa lao động được nên việc ăn uống, sinh hoạt của các con chị đành nhờ ông ngoại và các bác cưu mang, giúp đỡ. Người cha tàn tật đến tòa mang theo di ảnh cô con gái mới 16 tuổi. Ảnh: Việt Dũng. Người tham dự phiên tòa không thể rời ánh mắt khỏi di ảnh của Vũ Thị Phương Linh (16 tuổi) có gương mặt sáng, đôi mắt trong trẻo. Người đàn ông gương mặt khắc khổ, đen xạm cầm di ảnh của con gái trước ngực. Ông kể, Linh là con lớn trong gia đình có hai chị em. Ông bị tàn tật hai chân nên công việc đồng áng đều nhờ vợ và con gái cả. Học hết cấp 2, thương bố mẹ vất vả, Linh xin nghỉ học, xin vào làm ở xưởng giày da. Em nó mới làm được một tháng 9 ngày nhưng mới chỉ nhận được lương của 9 ngày thì bị chết cháy, người cha đau đớn tâm sự. Khi hỏa hoạn xảy ra, ông vội vã lao đến xưởng. Gọi vào điện thoại của con, thấy chuông vẫn đổ, ông chỉ biết cầu mong con thoát nạn. Nhưng rồi ông lạnh người khi nghe thông báo, Linh nằm chết cùng 7 người trong phòng vệ sinh của xưởng. Con tôi bị chết ngạt, nằm chồng chất cùng những nạn nhân khác, kỳ lạ điện thoại nằm trong túi quần còn nguyên vẹn, người cha đau khổ kể. Một năm qua, vợ ông thương con nên bệnh tật triền miên, không lao động được. Gia đình chỉ ăn rau cháo, nhờ vào người thân để sống. Nhiều đêm nhớ thương con, ông chỉ biết giấu vợ mà khóc. Ngày 29/7/2011, trong khi hàn cột thu lôi tại xưởng gia công giày da Thuận Phát ở xã Tân Dân (huyện An Lão, Hải Phòng), do Nhiếp Thiếu Phong (42 tuổi) làm chủ, Lê Văn Bẩy đã làm các vảy hàn rơi xuống xưởng gây hỏa hoạn.Vụ cháy làm 13 người chết, 25 người thương tật 30% - 90%. Vợ chồng Hiền cùng 3 người liên quan bị đưa ra xét xử tội Vi phạm quy đình phòng cháy, chữa cháy. Ngày 31/7, TAND Hải Phòng phạt bị cáo Phong 12 năm tù, Hiền 11 năm, các bị cáo còn lại nhận 3 năm 6 tháng đến 10 năm. Tổng số tiền vợ chồng Phong, Hiền phải bồi thường cho các nạn nhân là 4,7 tỷ đồng. Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Trần tình của người hạ sát đứa con ngỗ nghịch

mua nhà,bán nhà


Trần tình của người hạ sát đứa con ngỗ nghịch Các ông bà nghĩ có người bố nào lại đánh chết con không? Chắc chắn chỉ kẻ điên mới làm vậy, bị cáo tóc bạc trắng đầu buồn bã nói và cho biết sau một đêm suy nghĩ ông đã quyết định làm vậy vì bất lực với đứa con hư.>Nam thanh niên 24 tuổi bị cha sát hại Người bố hại chết con là Trần Văn Cường (53 tuổi, ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong buổi sáng ngày 26/7 đã bị TAND Hà Nội xét xử về tội Giết người. Bị cáo khai, gần cả đời lao động, hai vợ chồng tích cóp mua được gần 20m2 đất ở khu đất bãi sông Hồng. Căn nhà chật chội là nơi trú ngụ của vợ chồng ông, Nhẫn và vợ chồng con trai lớn cùng đứa cháu nội. Là con út nên Nhẫn được chiều chuộng. Khác hẳn tính hiền lành chịu khó của anh, từ bé Nhẫn đã ngỗ nghịch, ham chơi. Gia cảnh khó khăn nhưng cậu muốn sống như công tử. Ngay từ khi học cấp 2, không biết bao nhiêu lần tôi phải mua xe đạp cho Nhẫn, bị cáo nói. Không mang xe về nhà, Nhẫn thông báo bị mất, song ông thừa biết con đã bán lấy tiền tiêu xài. Chúng tôi giáo dục rất cẩn thận nhưng Nhẫn thường đánh nhau, bỏ đi chơi và đua đòi đám bạn xấu. Cô giáo chủ nhiệm nhiều lần gọi chúng tôi lên để thông báo, bị cáo trình bày trước HĐXX và cho biết đã không ít lần muối mặt xin nhà trường cho con học tiếp. Bị cáo Cường tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Việt Dũng. Nhẫn để ngoài tai lời dạy dỗ của bố mẹ và bỏ học từ sớm. Không chịu nổi đứa con hư hỏng, vợ chồng ông nhờ chính quyền đưa vào trường giáo dưỡng ở Ninh Bình trong 2 năm với mong muốn con nên người. Vậy mà khi về với gia đình, Nhẫn càng lưu manh hơn, hỗn láo hơn, chửi cả bố mẹ, ông Cường nói. Nghe chồng trình bày, ngồi cách chừng nửa mét, bà Lương Thị Vân nức nở. Bà bảo đã mua xe máy để con làm phương tiện kiếm sống. Nhưng Nhẫn lại càng đi chơi nhiều hơn và đã bán tổng cộng 3 chiếc. Hết tiền, Nhẫn xin mẹ, không được đáp ứng cậu lập tức văng tục, chửi bới. Bà vừa kể vừa khóc khi nói về con. Trong khi đó, ông Cường tiếp tục khai năm 2010 từng bị Nhẫn đánh gẫy răng, chém đứt gân tay. Từ bé tôi đã tự nhủ, thằng Nhẫn mắt trắng như vậy sẽ là đứa bất nhân. Cố gắng uốn con đi thẳng nhưng nó không theo, ông trải lòng. Ông bảo sức chịu đựng lên đến đỉnh điểm khi Nhẫn đòi cầm cố nhà, gây sự với chị dâu vì chuyện rất nhỏ. Đêm 25/2, Nhẫn hùng hổ xông vào phòng đánh chị đang ngủ với con nhỏ. Bà Vân can ngăn, đứa con trai quay ra chửi và dọa nạt mẹ. Thấy con dâu vất vả, chồng đi làm xa, bị đánh vậy tôi uất lắm, ông Cường trình bày. Cả đêm, ông không ngủ, nghĩ về đứa con trai ngỗ nghịch. Các ông bà nghĩ có người bố nào lại đánh chết con không? Chắc chắn chỉ kẻ điên mới làm vậy, người đàn ông tóc muối tiêu tự trả lời. Nhưng ông đã quyết định làm vậy. Sáng hôm sau, đi tập thể dục về, ông dùng chiếc búa đinh bổ liên tiếp vào đầu Nhẫn. Việc làm của tôi là sai và tôi sẵn sàng đón nhận bản án của quý tòa, người bố giết chết con nói. Giọng chùng xuống, bị cáo trần tình, cả đêm trước khi gây án mạng đã suy nghĩ rất nhiều. Nếu mai này, vợ chồng ông già yếu Nhẫn không bấu víu được thì người trong gia đình sẽ còn tiếp tục phải khổ vì đứa con này. Để bị cáo trình bày xong, chủ tọa hỏi: Ông đặt tên hai con là Kiên và Nhẫn, vậy sự việc xảy ra bị cáo kiên nhẫn hay chưa?. Đáp lời chủ tọa phiên tòa, bị cáo cho rằng đã kiên nhẫn từ khi con còn nhỏ. Nếu bị cáo không kiên nhẫn thì không có đến ngày hôm nay, ông nghẹn giọng đáp. Người đàn ông tóc bạc trắng đầu trình bày, vì thương con nên mới hết lần này đến lần khác uốn nắn dạy dỗ cho nên người. Ngay cả khi Nhẫn chém mình, ông vẫn mong con sẽ nhìn lại hành động bất hiếu để sửa đổi tâm tính, song đã thất vọng. Bị cáo bảo dù đã giết con, nhưng với ông Nhẫn vẫn là đứa thương còn không hết. Phiên tòa kết thúc nhanh chóng, HĐXX phạt ông Cường 7 năm tù do giết người trong trạng thái bị kích động. Bà Vân mừng ra mặt, chỉ mong chồng được mức án nhẹ để những năm tháng tuổi già được chăm sóc nhau. Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Phút nông nổi của cựu cầu thủ túng bấn

mua nhà,bán nhà


Phút nông nổi của cựu cầu thủ túng bấn Cảnh nghèo bủa vây khi mẹ bệnh tật, em út học hành tốn kém, Bùi Ngọc Phước đi làm và may mắn được một đội bóng ở Đà Nẵng ký hợp đồng. Lớn lên trong gia đình nghèo, Phước đã sớm thấm cảnh thiếu trước hụt sau, bữa no bữa đói. Cha mẹ chia tay khi Phước mới học lớp 9. Kể từ đó, người cha cũng đi biệt, chỉ còn Phước và hai em gái cùng người mẹ bệnh tật nương tựa vào nhau. Người mẹ tâm sự: "Ngay từ bé nó đã thiếu thốn tình cảm của cha nhưng chưa bao giờ nó than phiền khó khăn hay đòi hỏi vật chất. Nó luôn tỏ vẻ rắn rỏi và ra dáng người anh cả thay cha làm trụ cột trong gia đình". Thấy gia cảnh khó khăn, Phước nhường cơ hội học hành cho hai em, ở nhà đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thương con, người mẹ đã khuyên nhủ con tiếp tục đi học, có thể tranh thủ theo các chú đi chài vào ban đêm để kiếm thêm. Bà kể, có lần Phước bỏ học đi bắt cá bị bà đánh. "Hay tin con trốn học, tôi bực lắm, nghĩ nhà đã nghèo con không thương công mẹ cho ăn học mà còn ham chơi nên đánh nó. Đến khi ngồi nấu ăn, nghe nó lén lút đưa tiền cho hai em tôi mới té ngửa. Thì ra, hai em thiếu tiền mua đồ dùng học tập nên bị cô giáo phạt. Không muốn em xin tiền mẹ, Phước đi bắt cá đem ra chợ bán lấy tiền cho em. Nghe con nói mà tôi đứt từng khúc ruột. Càng nghĩ càng thương con", người mẹ thổn thức. Cảnh nghèo bủa vây khi mẹ bệnh tật, em út học hành tốn kém nên sau khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Phước đã đi làm. Sau đó, Phước may mắn được một đội bóng ở Đà Nẵng nhận ký hợp đồng... Hai cô em gái của Phước có mặt tại phiên tòa kể lại, ngày Phước đi đá bóng, tiền lương hợp đồng cũng chẳng là bao nhưng vì muốn mẹ vui và yên tâm nên hằng tháng làm được bao nhiêu Phước gửi hết về cho mẹ. "Có lần lên thăm anh, nhìn mấy anh cùng phòng đi nhậu nhưng anh chỉ lúi húi ở nhà, hỏi ra thì anh nói không dám đi vì sẽ tiêu tiền của mẹ", một người em bảo. Hết hợp đồng, do sức khỏe yếu nên Phước không được ký tiếp. Lặn lội đi tìm việc mới nhưng sợ mẹ lo lắng, Phước giấu biệt. "Nó thôi đá bóng, tiền lương không có nhưng vì sợ tôi lo nên hằng tháng vẫn gửi tiền về đều đặn. Chỉ duy nhất một lần nó nói dồn tiền mua xe máy nên không gửi về được. Nào ngờ, đó là lúc nó khó khăn tận cùng", mẹ của Phước kể tiếp. Trong cơn túng bấn, một ngày nọ, khi đi ngang một tiệm vàng, Phước đã nảy ý định cướp giật. Nghĩ vậy nhưng Phước không dám làm, vào hỏi giá vàng rồi bỏ đi. Tuy nhiên, sau đó Phước quay lại hỏi mua vàng rồi giật sợi dây trên tay người bán bỏ chạy. Tại tòa, Phước hối hận: "Tôi không biết tại sao mình làm vậy, tôi mất việc nhưng không thể vì vậy mà có hành động sai quấy khiến mẹ và các em lo. Tôi… tôi sai rồi". Nói rồi Phước cúi đầu nhìn mẹ. "Ngày nghe tin con bị bắt, tôi không tin nổi vào tai mình. Nó vốn chăm ngoan, hiền lành. Mỗi độ về thăm nó còn nhắc tôi phải nghiêm khắc với hai em để các em không hư hỏng. Ai ngờ… nên cơ sự này". Nói rồi người mẹ cúi xuống chỉnh lại gói cá khô mang theo định để đưa con làm đồ ăn khi vào trại. Tranh thủ lúc tòa nghị án, hỏi Phước về những trăn trở của mình, bị cáo buồn bã: "Em muốn tiếp tục đi làm để kiếm tiền sau này vào đại học. Em từng hứa chỉ chậm lại tương lai chứ không thể bỏ tương lai. Nhưng giờ thì… em khó có cơ hội rồi". Mẹ Phước khóc: "Lần vào thăm trước, nó nói muốn tiếp tục học nhưng giờ nó có tiền án thì không biết có ai cho đi học, ai nhận nó vào làm nữa không đây…". Sau khi xem xét, TAND Đà Nẵng nhận định hành vi của Phước là nhất thời, bị cáo có nhân thân tốt, có cống hiến cho ngành thể thao… nên giảm án cho Phước từ 12 tháng tù xuống còn 6 tháng 9 ngày tù (bằng với thời hạn tạm giam). Theo chân Phước đi làm thủ tục trả tự do, người mẹ mừng rơn: "Con được về là mừng rồi". Bà lấy vạt áo lau mồ hôi trên mặt rồi khẽ hôn lên áo con. Nhìn gói cá khô mẹ mang theo làm quà, Phước khóc rồi nói: "Vì con mà mẹ buồn, vì con mà mẹ phải khổ"… Nguồn :http://vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Lời giải nội thất cho không gian hẹp

mua nhà,bán nhà


Lời giải nội thất cho không gian hẹp Nếu chưa thể thay thế căn nhà chật hẹp bằng diện tích lớn hơn, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để tiết kiệm tấc đất tấc vàng, nới rộng không gian ngay trong mái ấm nhỏ xinh của mình. Lý do khiến nhà chật Để bốc được phương thuốc hiệu quả cho căn bệnh nhà chật, trước tiên gia chủ cần xác định được nguyên nhân cốt lõi vì sao ngôi nhà đã chật càng thêm hẹp. - Mua sắm quá nhiều: bạn vô tình có thói quen sắm sửa và lưu giữ hàng hóa, đồ đạc trong nhà quá nhiều nhưng lại hiếm khi thanh lý, mạnh tay bỏ đi những đồ vật không thật sự cần thiết. Theo thời gian, vật dụng trong nhà ngày càng nhiều lên, chủ nhân bỗng giật mình khi không thể tìm ra một chỗ trống nào cho món đồ mới mua. - Sắp xếp nhà thiếu khoa học: Nếu nguyên nhân trên là tác nhân bên ngoài khiến diện tích căn hộ ngày càng thu hẹp thì việc sắp xếp nhà cửa không hợp lý lại là yếu tố bên trong làm cho phần diện tích trống vốn nhỏ càng trở nên chật chội. - Chọn đồ nội thất không phù hợp: Một trong những nguyên nhân ít ai ngờ đến lại nằm trong chính quyết định mua sắm đồ nội thất như những chiếc giường quá khổ so với không gian phòng ngủ hoặc bộ bàn ghế cồng kềnh xâm chiếm gần hết căn phòng khách nhỏ bé của căn nhà. Để nhà trở nên rộng hơn Sau khi đã bắt mạch được nguyên nhân khiến tổ ấm của bạn ngày càng trở nên chật chội, bước tiếp theo bạn cần bắt tay vào khai quang tổ ấm xinh xắn. - Chọn đồ nội thất phù hợp: Tùy theo không gian phòng ốc, bạn hãy chọn mặt gửi vàng đồ nội thất sao cho hài hòa với căn phòng. Đó có thể là chiếc giường đủ rộng và có ngăn kéo lớn cất giữ nhiều vật dụng bên dưới hay tủ quần áo nhiều ngăn ôm trọn hết các chức năng cần thiết nhưng vẫn gọn gàng, dễ sắp xếp. Tuy nhà chật song vẫn còn nhiều không gian sinh hoạt và vui đùa trong căn phòng đầy ắp nội thất Paloma. - Bài trí nhà cửa hợp lý: Đây là yếu tố mang tính quyết định trong việc tạo cảm giác thoáng đãng cho không gian căn hộ. Bạn chỉ cần một chiếc tủ nhiều ngăn gọn gàng ở góc phòng, chiếc bàn đa năng đặt sát tường cùng vài chiếc ghế có thể xếp chồng lên nhau, kệ tủ Tivi với nhiều hộc đựng đồ đảm bảo đủ chỗ cho các thiết bị giải trí cần thiết. Tủ nhiều ngăn, kệ tivi đa năng giúp cuốn phăng ưu phiền cuộc sống khi ngôi nhà đã có trọn bộ nội thất Paloma tiện dụng. - Cân nhắc kỹ trước khi mua hàng: Những vật dụng trong nhà, đặc biệt đồ nội thất chỉ nên được mua với mục đích tô điểm thêm cho căn nhà xinh đẹp của bạn. Để có được điều này, gia chủ cần lưu ý kiềm chế bớt ý muốn mua những vật dụng cồng kềnh và tăng cường việc để mắt đến những đồ nội thất đa năng để tối ưu hóa chức năng cũng như không gian lấn chiếm. Sự hài hòa hợp lý của căn phòng và bộ nội thất Paloma khiến căn hộ tuy không rộng nhưng vẫn gọn gàng và đẹp mắt. Có thể bạn chưa chủ động được việc tùy ý mua thêm một căn nhà rộng rãi hơn ngay lập tức, nhưng bạn hoàn toàn có thể mang đến một không gian thoải mái, tiện lợi cho căn hộ nhỏ xinh của mình. Tất cả nằm ở những vật dụng trong nhà (đặc biệt đồ nội thất) kết hợp với sự khéo léo sắp xếp, bài trí để căn nhà dù rộng hay hẹp vẫn luôn ấm cúng, đẹp xinh. Tham khảo Paloma của nhãn hàng Home'Furni - Nội thất cho không gian giải trí tại triển lãm Vifa (Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Tân Bình, 446 Hoàng Văn Thụ) từ ngày 8 đến 11/11. Tại đó, khách hàng được nhận mức ưu đãi lớn với trọn bộ sản phẩm dành cho không gian nhỏ gồm giường, tủ đầu giường, bàn trang điểm, tủ quần áo, tủ trang trí, tủ tivi, tủ giày, tủ commode và bộ bàn ăn trị giá 36 triệu đồng chỉ còn 27,9 triệu đồng. Thông tin thêm, liên hệ điện thoại: 08 54319888 Web: www.dfurni.com Nguồn :http://nhadep.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Tổng lợi nhuận của 100 công ty chứng khoán âm 212 tỷ

mua nhà,bán nhà


Tổng lợi nhuận của 100 công ty chứng khoán âm 212 tỷ 5/11/2012 | 10:42Lợi nhuận sau thuế của khối công ty chứng khoán âm 212 tỷ trong quý III, lũy kế 9 tháng lãi trên 1.100 tỷ đồng. 56 công ty chứng khoán báo lỗ trên tổng số 100 công ty chứng khoáncông bố báo cáo quý III. Tính đến cuối tháng 10, còn 4 công ty chứng khoán chưa công bố báo cáo quý III là chứng khoán CIBMVinashin, Đông Dương, SME và Trường Sơn. Theo đó, tổng doanh thu của 100 công ty chứng khoán trong quý III đạt 2.107 tỷ đồng, 9 tháng đạt 7.864 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế của khối công ty chứng khoán âm 212 tỷ trong quý III tuy nhiên lũy kế 9 tháng vẫn lãi trên 1.100 tỷ đồng. Do có khá nhiều công ty chứng khoán không niêm yết không lập báo cáo 9 tháng năm 2011 nên không đủ dữ liệu so sánh, nếu xét trong số 62 công ty chứng khoáncông bố dữ liệu năm 2011, thì doanh thu quý III của khối công ty chứng khoánđã giảm 28,5% so với quý III và doanh thu 9 tháng giảm gần 13% so với cùng kỳ 2011. So sánh doanh thu của 62 công ty chứng khoán so với cùng kỳ 2011. Trong số các công ty chứng khoán lỗ nặng nhất quý III, đa phần là các công ty chứng khoán đã đẩy mạnh tự doanh trong quý III và phải trích lập dự phòng lớn như chứng khoán Kim Long lỗ 91,5 tỷ đồng, chứng khoán Xuân Thành lỗ 78 tỷ đồng, chứng khoán SHS lỗ 59 tỷ đồng, ba công ty chứng khoán này đã đánh mất toàn bộ thành quả 6 tháng đầu năm và bị lỗ 9 tháng đầu năm. Trong khi đó, ACBS mặc dù lỗ gần 56 tỷ đồng trong quý III song công ty này 9 tháng vẫn lãi 140 tỷ. Các công ty có lãi quý III đều giảm mạnh so với cùng kỳ 2011, trong đó SSI mới công bố cáo cáo riêng chỉ lãi nhẹ 15 tỷ đồng trong khi 6 tháng đầu năm lãi hơn 300 tỷ đồng do SSI phải trích lập dự phòng riêng cho các công ty liên kết như HVG, ABT, PAN HSC đứng đầu nhóm công ty chứng khoán với mức lãi 44 tỷ trong quý 3, tiếp đó là FPTS lãi 30 tỷ và CTS lãi 16 tỷ. Có rất nhiều công ty chứng khoán báo lãi nhưng chỉ lãi vài chục triệu đồng. Lũy kế 9 tháng, 62 công ty chứng khoánbáo lãi và 38 công ty chứng khoán lỗ. SSI vẫn dẫn đầu về lợi nhuận 9 tháng, tiếp theo là HSC, ACBS, FPTS, BVS…hầu hết các công ty chứng khoánlớn đều duy trì được lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm và các công ty này đa phần sống dựa vào hoạt động kinh doanh nguồn hoặc môi giới thay vì đẩy mạnh tự doanh. Các công ty chứng khoán lãi lớn trong 9 tháng đầu năm. SBS mặc dù lãi 9 tỷ đồng trong quý III song vẫn là công ty chứng khoán lỗ nặng nhất trong 9 tháng đầu năm, với mức lỗ lũy kế 9 tháng gần 130 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán lỗ nặng nhất trong 9 tháng đầu năm. Dòng sự kiện Quý III, VMC mẹ lãi 2,8 tỷ đồng (1/11)PVC lãi gần 64 tỷ đồng trong quý III (1/11)Quý III, L44 lãi chưa bằng nửa cùng kỳ (1/11)Quý III, LO5 lãi 80 triệu đồng (1/11)Gò Đàng lãi gần 90 tỷ đồng sau 9 tháng (1/11)9 tháng, Chứng khoán Golden Bridge lãi 2,88 tỷ đồng (29/10)Lợi nhuận quý III của PET giảm 85% so với cùng kỳ (29/10)CLW, APC giảm lãi trong quý III (28/10)9 tháng, VTA lỗ 5,3 tỷ đồng (27/10)Lãi quý III của VC7 giảm 68,8% so với cùng kỳ (27/10)Xem tiếp Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Thành Thành Công có gần 53 tỷ đồng cổ tức

mua nhà,bán nhà


Thành Thành Công có gần 53 tỷ đồng cổ tức 5/11/2012 | 09:55Chỉ tính cổ tức bằng tiền các công ty mía đường niêm yết đã và sắp chốt quyền, Thành Thành Công nhận gần 53 tỷ đồng cổ tức. Công ty Đặng Thành cũng có gần 52,6 tỷ đồng. Những ngày vừa qua, chuyện các doanh nghiệp mía đường thi nhau trả cổ tức bằng tiền khiến không ít nhà đầu tư hồ hởi. Được nhận cổ tức bằng tiền trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm sâu là nguồn động viên lớn cho nhà đầu tư. Ai rút được nhiều tiền cổ tức nhất từ mía đường? Ngày 1/8, bà Huỳnh Bích Ngọc nhường ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đường Biên Hoà (BHS) cho ông Thái Văn Chuyện. Ngày 10/10, bà Ngọc từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và chính thức rút chân khỏi ban lãnh đạo BHS. Sau đó ít ngày, ngày 19/10 công ty công bố quyết định tạm ứng cổ tức bằng tiền 15%. Ngày 17/10, Hội đồng quản trị đường Ninh Hòa (NHS) bất ngờ công bố thông qua đơn từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị đối với ông Thái Văn Chuyện. Cuối tháng 10, SBT bất ngờ công bố hàng loạt thông tin trọng yếu. Cùng với tin Bà Huỳnh Bích Ngọc là Thành viên Hội đồng quản trị công ty đã mua 1,5 triệu cổ phiếu từ 25/10 đến 26/10 là tin sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền 15% vào ngày 15/11. Ngày 1/11, bà Huỳnh Bích Ngọc bất ngờ từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và 1 ngày sau thông tin bổ nhiệm ông Thái Văn Chuyện lên thay được đưa ra. Tại SEC, ngày 10/10, ông Thái Văn Chuyện rút khỏi chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Thành viên Hội đồng quản trị theo nguyện vọng cá nhân và công ty bổ nhiệm ông Cáp Thành Dũng là Tổng giảm đốc lên làm thành viên Hội đồng quản trị. Chỉ tính cổ tức bằng tiền các công ty mía đường niêm yết đã và sắp chốt quyền, Thành Thành Công đã được nhận hơn 65 tỷ đồng cổ tức. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đặng Thành cũng có gần 52,6 tỷ đồng. Có lẽ tên tuổi ông Thái Văn Chuyện lâu nay được biết đến nhiều hơn với vai trò Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Sacomreal-SCR. Gần đây, ông Chuyện lại được nhắc đến nhiều ở ngành mía đường bởi mỗi khi nữ hoàng mía đường Huỳnh Bích Ngọc từ nhiệm là cái tên Thái Văn Chuyện được bổ nhiệm lên thay. Ông Chuyện cũng bắt đầu được giới đầu tư đặt câu hỏi là ai khi điện Gia Lai là doanh nghiệp ông đang ở vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị bất ngờ mua vào và làm cổ đông lớn của BHS, NHS. Lần dở lại báo cáo tài chính của điện Gia Lai, mối quan hệ mờ nhạt với ngành mía đường bắt đầu lộ diện. Tính đến cuối quý II, điện Gia Lai cho Thành Thành Công vay 170 tỷ đồng và cho công ty con SEC (điện Gia Lai sở hữu 64,68% vốn) vay 20 tỷ đồng. Cuối quý III, dư nợ cho vay giảm mạnh còn tổng cộng 25,38 tỷ đồng và điện Gia Lai không thuyết minh chi tiết khoản vay này. Tuy nhiên, Thành Thành Công là cái tên không xa lạ với ngành mía đường. Cổ đông lớn nhất của điện Gia Lai là STB với tỷ lệ sở hữu 33,74%. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Công ty chứng khoán tìm cách tồn tại

mua nhà,bán nhà


Công ty chứng khoán tìm cách tồn tại 5/11/2012 | 10:41Các công ty chứng khoán đang tự sắp xếp hoặc cấu trúc lại để sống sót qua bão. Trong tháng 10, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tạm ngừng giao dịch đối với hai công ty chứng khoán (công ty chứng khoán) gồm: Golden Bridge Việt Nam (GBS) và công ty chứng khoán Tràng An (TAS). GBS chỉ tạm ngừng giao dịch trong vòng 10 ngày và TAS tạm ngừng trong vòng 6 tháng do vi phạm trong hoạt động thanh toán. Điều này cho thấy, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang mạnh tay với các sai phạm cũng như tái cấu trúc công ty chứng khoán. Thế nhưng, liệu quyết tâm đó có mang lại kết quả như mong muốn hay không thì cần phải có thời gian. Bên cạnh việc các công ty chứng khoán bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước buộc ngừng hoạt động do sai phạm thì đã có nhiều công ty tự xin ngừng hoạt động. Ngày 2/11, Công ty chứng khoán Âu Việt (AVS) sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường để lấy ý kiến về việc tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên giao dịch tại hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM. Nếu được thông qua, điều này đồng nghĩa với việc AVS tự chủ động ngừng hoạt động môi giới. Ông Nguyễn Hoàng Long, Tổng giám đốc AVS cho hay, công ty sẽ có thông báo để nhà đầu tư chuyển tài khoản sang các công ty chứng khoán như SSI hoặc Đông Á sau khi phương án ngừng môi giới được cổ đông thông qua. Lý do ngừng hoạt động được ban điều hành AVS cho biết, do đánh giá thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ còn ảm đạm kéo dài, nhanh nhất thì cũng 3-4 năm sau mới hồi phục trở lại. Dù mảng dịch vụ môi giới của AVS thời gian qua không bị thua lỗ, nhưng cũng không có lời, vì vậy không cần thiết phải tiếp tục duy trì lâu hơn. Từ giữa tháng 6 vừa qua, Công ty chứng khoán Chợ Lớn cũng đã chủ động tạm ngừng hoạt động môi giới và chuyển tài khoản các nhà đầu tư sang công ty chứng khoán TP HCM (HSC). Đại diện công ty này cho biết, đây là hành động trú bão của Hội đồng quản trị vì nhận định thị trường chứng khoán còn quá khó khăn. Trong thời điểm hiện tại, nếu muốn cạnh tranh được, công ty cần phải tăng vốn để hỗ trợ các dịch vụ cho nhà đầu tư như margin, đầu tư phát triển công nghệ... Tuy nhiên, việc tăng vốn lúc này khó khả thi khi các cổ đông cũng đã ngán ngẩm vì giao dịch trên thị trường khá èo uột. Công ty sẽ tiếp tục duy trì nhân sự khoảng 10 người đến hết năm nay để chờ xem thị trường có khởi sắc lại hay không. Nếu không, kịch bản giải thể hay sáp nhập cũng đã được tính đến. Một số công ty chứng khoán cũng thông báo rút nghiệp vụ môi giới, cụ thể như: Công ty chứng khoán Trường Sơn, Công ty chứng khoán Hà Nội, Công ty chứng khoán Gia Anh, Công ty chứng khoán Đông Dương. Bản thân công ty chứng khoán Đông Dương một thời đã nổi trên thị trường với mô hình sàn giao dịch cổ phiếu OTC thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến sàn hàng ngày. Thế nhưng giữa tháng 12/2011, công ty này đã có thông báo gửi khách hàng về việc tạm ngưng nghiệp vụ môi giới với lý do thiếu vốn nên không thể duy trì các hoạt động kinh doanh không mang lại nhiều doanh thu nhưng ngốn chi phí lớn. Có thể thấy, mặc dù nghiệp vụ môi giới là hoạt động chính của các công ty chứng khoán, nhưng với giá trị giao dịch lèo tèo ở mức 500-600 tỷ đồng/ngày trên cả hai sàn hiện nay thì mức phí thu được của các công ty chứng khoán là khá thấp. Đó là chưa kể trong 105 công ty chứng khoán được cấp phép, nhưng top 10 công ty chứng khoán dẫn đầu đã chiếm tới gần 60% thị phần môi giới, gồm những tên tuổi lớn như: Công ty chứng khoán TP HCM, Sài Gòn, FPT, Maybank Kim Eng, Bảo Việt, ACBS… Như vậy, miếng bánh còn lại chừng hơn 40% là quá nhỏ bé nếu đem ra chia đều cho hơn 90 công ty chứng khoán khác. Với mức phí giao dịch từ 0,15-0,3% như hiện nay, số thu từ phí môi giới hiện không đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thua lỗ cho nhiều công ty chứng khoán, nhất là các công ty vừa và nhỏ chỉ có hoạt động môi giới và lưu ký chứng khoán. Đọc báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán nhỏ sẽ thấy rõ hơn điều đó. Ví dụ, doanh thu về môi giới quý III của công ty chứng khoán Hồng Bàng chỉ đạt 109,9 triệu đồng trên tổng doanh thu 403,8 triệu đồng. Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh là 682,3 triệu đồng và chi phí hoạt động của công ty lên đến hơn 1 tỷ đồng, khiến công ty bị lỗ tổng cộng 1,32 tỷ đồng. Hay công ty chứng khoán Thành Công trong tổng doanh thu quý III là 7,27 tỷ đồng thì doanh thu môi giới chỉ có 53,68 triệu đồng… Đặt câu hỏi mua bán sáp nhập với nhiều công ty chứng khoán kể cả lớn hay nhỏ thì hầu hết câu trả lời là không có nhiều khả năng. Bởi theo phân tích, một công ty chứng khoán đã có thị phần ít ỏi, số lượng khách hàng không nhiều thì lấy gì để thu hút nhà đầu tư mới tham gia góp vốn, có chăng giá trị chỉ còn nằm lại ở giấy phép hoạt động chứng khoán mà đối với những người mới thì việc xin giấy phép đó sẽ khó khăn. Tổng giám đốc một công ty chứng khoán thừa nhận, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, quy định cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn ngoại đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/9. Vì vậy, nếu các nhà đầu tư nước ngoài thật sự muốn tham gia vào Việt Nam thì có thể mở công ty riêng của mình. Thà chấp nhận đầu tư mọi thứ ngay từ ban đầu còn hơn đi mua một thương hiệu vốn đã không để lại ấn tượng tốt trên thị trường. TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng (Trường đại học mở TP HCM) cũng cho rằng, ở thời điểm hiện tại việc tìm kiếm nhà đầu tư mới để góp vốn, mua lại các công ty chứng khoán khó thành công. Có chăng một số tổ chức nước ngoài đã hiện diện tại Việt Nam và đã góp vốn vào các công ty chứng khoán có thể gia tăng số cổ phần sở hữu lên để nắm quyền chi phối. Tất nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa cánh cửa mua bán công ty chứng khoán đã hoàn toàn đóng kín. Theo một chuyên gia kinh tế, cũng có thể có một vài trường hợp M&A xảy ra, nhưng phải thuận mua vừa bán. Siết chặt quản lýBộ Tài chính mới ban hành Thông tư 165/2012/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 1/12. Theo đó sẽ đưa công ty chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Đó là khi công ty chứng khoán có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 12%; không khắc phục được tình trạng kiểm soát trong thời hạn 12 tháng; không báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo quy định; ngoại trừ một số các chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu loại các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Buộc Tập đoàn Dầu khí nộp lại gần 11.000 tỉ đồng

mua nhà,bán nhà


Kinh tế Buộc Tập đoàn Dầu khí nộp lại gần 11.000 tỉ đồng Thứ Hai, 05/11/2012 10:13 Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng. Theo đó, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) sẽ phải nộp bổ sung ngân sách gần 11.000 tỉ đồng liên quan đến khoản "tiền lãi dầu khí nước chủ nhà" giai đoạn 2009-2011. Tàu Vietsovpetro 01 của liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Ảnh: Đ.H.   Ngoài số tiền lớn mà PVN có dấu hiệu "quên" nộp ngân sách khiến Bộ Tài chính đã phải hai lần ra văn bản yêu cầu nộp trên, PVN còn đang bị đề nghị phạt gần 500 tỉ đồng vì không nộp thuế. Mới nộp lại 1.000 tỉ đồng Như Tuổi Trẻ từng thông tin, vào tháng 6-2011 Bộ Tài chính đã phải ra văn bản yêu cầu PVN rà soát, nộp ngân sách khoản tiền lãi dầu khí nước chủ nhà từ năm 2009-2011 lên đến trên 19.000 tỉ đồng mà theo Bộ Tài chính, PVN đáng ra phải nộp vào ngân sách nhưng tập đoàn này chưa nộp. Sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và phải có công văn lần thứ hai yêu cầu PVN nộp lại ngân sách, và tổng số tiền sau khi tiếp tục rà soát đã lên đến trên 21.000 tỉ đồng. Trong trả lời Tuổi Trẻ, PVN khẳng định không "quên" và đã vận dụng đúng quy định tại nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, mới đây Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh. Theo đó, sau khi làm việc với PVN và các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Công thương, Phó thủ tướng quyết định "khoản tiền lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà từ liên doanh Vietsovpetro, các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí và tiền thu từ đọc tài liệu dầu khí chưa được ghi thu, ghi chi đến hết năm 2011, PVN sẽ phải nộp ngân sách 50%, 50% còn lại dùng để đầu tư các dự án dầu khí trọng điểm". Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 4-11, một lãnh đạo của Bộ Tài chính khẳng định với kết luận trên, PVN sẽ phải nộp trả lại cho ngân sách 50% số tiền 21.000 tỉ đồng mà Bộ Tài chính đã nêu. Thế nhưng vị lãnh đạo trên tiết lộ đến nay PVN mới chỉ nộp lại được khoảng 1.000 tỉ đồng. Số tiền gần 10.000 tỉ đồng còn lại, PVN sẽ phải nộp lại ngân sách từ nay đến cuối năm 2012 và đây là nguồn tiền rất quan trọng trong bối cảnh ngân sách khó khăn năm nay. Đáng lưu ý, theo vị lãnh đạo Bộ Tài chính trên, ngoài khoản 21.000 tỉ đồng, còn một khoản nữa PVN cũng đáng ra phải nộp ngân sách nhưng chưa nộp và Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã yêu cầu phải nộp trong cuộc họp kết luận vụ việc 21.000 tỉ đồng. Đây là khoản "lãi dầu khí chia cho nước chủ nhà từ hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí lô PM3 năm 2004". Số tiền liên quan, theo một lãnh đạo Bộ Tài chính, khoảng trên 53 triệu USD và Phó thủ tướng đã yêu cầu rất nghiêm túc: ngay cả khi PVN đã hạch toán khoản tiền này vào vốn điều lệ thì PVN cũng phải hạch toán lấy khoản lãi dầu khí nước chủ nhà của năm 2012 để bù đắp. Kết quả, PVN đã nộp lại ngân sách ngay sau cuộc họp. Giàn trung tâm mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro trên biển Đông - Ảnh: Đ.H. Không nộp thuế 500 tỉ đồng, bị phạt trên 495 tỉ đồng Thật ra PVN từng được xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2011, nhưng theo bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất VN năm 2012 vừa được công bố, tập đoàn này đã tụt xuống vị trí thứ 5 từ vị trí thứ 4 của năm trước. Năm 2012, PVN xếp dưới cả Viettel, Ngân hàng Công thương, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN... Tuy nhiên, với các quyết định về yêu cầu nộp bổ sung và phạt thuế mới đây, nhiều khả năng PVN sẽ... phải "thăng hạng" bởi ngoài hai công văn yêu cầu nộp bổ sung 21.000 tỉ đồng của Bộ Tài chính năm 2011, PVN còn liên quan đến nhiều vấn đề về thuế, tài chính khác, trong đó có khoản phạt thuế lên tới gần 500 tỉ đồng. Cụ thể, Cục Thuế TP.HCM vừa ra quyết định về việc xử lý và xử phạt vi phạm hành chính về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với PVN. Trong đó số tiền phải nộp thêm và tiền phạt lên đến gần 1.000 tỉ đồng. Theo Cục Thuế TP.HCM, sau khi rà soát sản phẩm condensate (khí đồng hành hóa lỏng, có thể pha trộn, chưng cất để thành xăng) được khai thác trong nước từ lô 11.2 mà PVN vẫn bán cho các doanh nghiệp nội địa để pha chế xăng trong giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 3-2012, cục đã phát hiện số tiền thuế TTĐB PVN chưa nộp lên tới hơn 503,8 tỉ đồng. Với hành vi trên, Cục Thuế TP.HCM yêu cầu PVN nộp khoản thuế trên và đã ra quyết định xử phạt PVN số tiền 495,215 tỉ đồng. Cũng giống khi bị Bộ Tài chính truy số tiền "quên" chưa nộp 21.000 tỉ đồng, lần này PVN tiếp tục có văn bản kiến nghị xem xét lại. Cụ thể, trong công văn của tập đoàn gửi Bộ Tài chính, PVN tiếp tục cho rằng mình không sai phạm và đề nghị không phải nộp số tiền thuế trên 503 tỉ và khoản tiền phạt gần 500 tỉ đồng mà Cục Thuế TP.HCM nêu. Theo PVN, condensate nhẹ (thường gọi là condensate trắng) có thể pha trộn để có xăng thành phẩm, trong khi condensate nặng (condensate đen) là một loại dầu nhẹ không thể trực tiếp pha chế xăng mà phải qua chưng cất mới thu được xăng. PVN cho rằng đối tượng chịu thuế TTĐB theo quy định hiện nay chỉ là condensate sử dụng để pha chế xăng (condensate nhẹ). Còn condensate đen không thể trực tiếp pha chế xăng mà phải qua chưng cất, nên không thể là đối tượng chịu thuế. Trong khi đó, hiện mới có condensate từ mỏ Bạch Hổ là có thể pha chế xăng trực tiếp, còn condensate từ khu vực Nam Côn Sơn phải qua chưng cất mới có thể sử dụng. Do vậy, yêu cầu nộp thuế TTĐB với condensate lô 11.2 của Cục Thuế TP.HCM là chưa phù hợp và PVN đề nghị Bộ Tài chính cần hủy bỏ quyết định truy thu, phạt thuế trên. Trao đổi với Tuổi Trẻ về công văn trên của PVN, một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết đã nhận được văn bản và đang xử lý. Theo lãnh đạo trên, việc Cục Thuế TP.HCM ra quyết định phạt là đúng thẩm quyền, đúng quy trình. Tuy nhiên, sẽ phải xem xét cụ thể tính hợp lý và rà soát thêm các quy định. Song nhận định ban đầu, quyết định của Cục Thuế TP.HCM không thể sai hoàn toàn và nhiều khả năng PVN vẫn phải nộp phạt. Mức phạt cụ thể sẽ được công bố sau khi đã xem xét đầy đủ các quy định của Nhà nước. Theo ông Nguyễn Thiệu - nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, dầu khí có chế độ tài chính rất đặc biệt, rất phức tạp, vì vậy cơ chế phải rành mạch, có chế độ giám sát "chứ doanh số rất lớn, rất có thể có khoản Chính phủ không cập nhật kịp, không loại trừ khả năng có người muốn tận dụng một thời gian". Ông Thiệu cho rằng riêng ngành dầu khí cần vận dụng hết kinh nghiệm trong nước và quốc tế để "quản", với kỷ luật ngân sách chặt chẽ, để doanh nghiệp có thể phát triển đồng thời ngân sách cũng không bị thiệt trong bối cảnh khó khăn này.  * Ông Trần Ngọc Vinh (phó Đoàn đại biểu QH Hải Phòng):Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các tập đoànVấn đề về khoản nộp ngân sách của PVN, theo tôi, từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cơ quan nhà nước cần tăng cường rà soát, thanh tra, kiểm tra, giám sát để thấy được vấn đề. Các biện pháp như kiểm toán cũng cần được đẩy mạnh để thu vào ngân sách ở mức hợp lý.Các tập đoàn được tự chi tiêu theo quy định của pháp luật và phải đóng thuế. Trong bối cảnh khó khăn này, Chính phủ cần rà soát tất cả khoản thu, khoản phải thu hồi... bên cạnh việc xem xét dự án nào không cần thiết, một số chi tiêu công không cần thiết thì tạm dừng, bãi bỏ. Như trường hợp của PVN, có thể thấy nếu làm được những việc mạnh mẽ như thế thì mỗi thứ một tí, chúng ta có thể thực hiện lộ trình nâng lương.* Ông Ngô Văn Minh (ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội):Phải xem xét trách nhiệmVấn đề tăng lương năm 2013 đã có đề nghị phải để lại vì không có nguồn từ ngân sách, chúng ta đang phải tìm nhiều nguồn để chi. Theo tôi, với vấn đề PVN chưa nộp ngân sách số tiền 21.000 tỉ đồng và kết quả Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận PVN phải nộp lại gần 11.000 tỉ đồng, phải làm rõ cơ chế để lại cho PVN như thế nào, đã hợp lý chưa? Số tiền đã để lại cho dầu khí bao nhiêu, họ sử dụng vào mục đích gì, đầu tư vào dự án cụ thể nào cũng cần báo cáo Quốc hội. Trong lúc khó khăn này, số tiền mà dầu khí nộp lại là rất lớn, vì vậy cần rà soát tại các tập đoàn, tổng công ty khác để giảm khả năng có những khoản chậm nộp như vậy. Việc chậm nộp của dầu khí cũng cần xem lại chậm nộp lý do thế nào, nếu không chính đáng cũng phải xem xét trách nhiệm.Khi tiền tăng lương theo lộ trình còn khó tìm nguồn thì những khoản thu theo quy định cần làm nghiêm.* Ông Trương Văn Vở (phó Đoàn Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai):Rà soát lại, không chỉ PVNTheo tôi, không chỉ với PVN, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính và rà soát các khoản thu ngân sách với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Hiện nay, tôi cũng cho rằng phải rà soát, không riêng PVN mà chung các doanh nghiệp, để siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính cần được đẩy mạnh. Các cơ quan nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng còn tiềm năng và nên phát huy tinh thần tiết kiệm chi tiêu.  C.V.KÌNH   Kiểm toán Tập đoàn Xăng dầu Việt NamĐó là đề nghị của Ủy ban Tài chính - ngân sách (TCNS) Quốc hội khi cho ý kiến kế hoạch kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, việc kiểm toán tập đoàn này nhằm đưa ra những chính sách, kiến nghị hợp lý đối với mặt hàng xăng dầu trong thời gian tới.Đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban TCNS đề nghị Kiểm toán Nhà nước tập trung kiểm toán hằng năm các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn và tài sản nhà nước, sản xuất kinh doanh các mặt hàng độc quyền, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Qua kiểm toán đưa ra những đánh giá, nhận định về mô hình tổ chức, công tác quản lý, nhân lực, chiến lược đầu tư trong và ngoài ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước... nhằm giúp Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách hợp lý trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Theo Ủy ban TCNS, cần thực hiện kiểm toán các đơn vị thua lỗ, có nguy cơ đổ vỡ và những tập đoàn, tổng công ty có hiệu quả kinh doanh giảm mạnh trong những năm gần đây, kể cả những đơn vị đã được kiểm toán năm 2012. Ủy ban TCNS đề nghị tăng cường kiểm toán các dự án, công trình lớn, chú trọng kiểm toán hiệu quả các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án hoàn thành trong năm 2012 đã được ưu tiên bố trí vốn nhằm đưa ra những kiến nghị về tái cơ cấu đầu tư công. Trong đó ưu tiên kiểm toán các dự án có tổng mức đầu tư trên 1.000 tỉ đồng hoặc các dự án thay đổi lớn về quy mô vốn.QUỐC THANH   Theo Tuổi Trẻ Nguồn :http://nld.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Ồn ào vụ chuyển đổi sang vàng SJC

mua nhà,bán nhà


Kinh tế Ồn ào vụ chuyển đổi sang vàng SJC Thứ Hai, 05/11/2012 07:37 Những ngày qua, dư luận nói nhiều về năng lực yếu kém trong chuyển đổi vàng "phi SJC" sang vàng SJC, khiến người dân phải "bán đổ bán tháo" vàng các thương hiệu khác như giá vàng nguyên liệu để chuyển đổi sang SJC, gây thiệt hại không nhỏ. Có tới 90% số vàng cần chuyển sang SJC do ngân hàng nắm giữ, còn 10% ở doanh nghiệp và người dân. Vì hạn tất toán và làm đẹp lòng người gửi vàng, ngân hàng muốn chuyển đổi nhanh số vàng "phi SJC" thành SJC nhưng tất cả lại ở nút thắt con số 9 cuối cùng! Những ngày qua, dư luận nói nhiều về năng lực yếu kém trong chuyển đổi vàng "phi SJC" sang vàng SJC của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC, khiến người dân phải "bán đổ bán tháo" vàng các thương hiệu khác như giá vàng nguyên liệu để chuyển đổi sang SJC, gây thiệt hại không nhỏ. Vàng bị trượt...rào SJC! Giải thích vấn đề này, một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước nói: "Chỉ có 10% số vàng cần chuyển đổi sang SJC là do doanh nghiệp và người dân nắm giữ; còn 90% là do các ngân hàng muốn chuyển đổi cho bên gửi vàng".   Vì hạn tất toán và làm đẹp lòng người gửi vàng, ngân hàng muốn chuyển đổi nhanh số vàng "phi SJC" thành SJC... Trong khi giá vàng "phi SJC" thấp hơn vàng SJC vài triệu đồng/lượng, phí chuyển đổi chỉ 50 nghìn đồng/lượng, chuyển đổi xong lại phải trả về cho bên gửi, có thể thấy là về mặt hình thức, ngân hàng không được lợi gì nhiều. Vậy, tại sao ngân hàng lại tốt như thế? Vị lãnh đạo trên cho biết, trước đây, do hám lợi từ việc chuyển vàng sang tiền đồng và để cạnh tranh nhau, nhiều ngân hàng ký hợp đồng với bên gửi là: nhận tất cả mọi thương hiệu "phi SJC" nhưng hết hạn sẽ trả bằng SJC. Chẳng hạn, ngân hàng có thể cam kết với bên gửi vàng là "nhận PNJ nhưng trả SJC" vẫn được. Chỉ có 10% số vàng cần chuyển đổi sang SJC là do doanh nghiệp và người dân nắm giữ; còn 90% là do các ngân hàng muốn chuyển đổi cho bên gửi vàng. Một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước Thế nên, đến hạn tất toán hợp đồng, bên gửi cứ đòi SJC. Hơn nữa, giữa ngân hàng với bên gửi vàng còn ràng buộc một quan hệ nữa là tiền gửi. Nếu thực hiện đúng cam kết, khách sẽ tiếp tục gửi tiền, nếu không thì thôi. Thậm chí, có một số trường hợp không cam kết nhưng nếu ngân hàng trả SJC thì bên gửi vàng sẽ còn gửi tiền và ngược lại. Ngân hàng sốt sắng chuyển sang SJC là vì thế. Vị cán bộ Ngân hàng Nhà nước nói trên cho biết, vấn đề ở đây chỉ là con số 9 cuối cùng. Theo đó, hầu hết 7 thương hiệu vàng đều đảm bảo 3 số 9 đầu tiên, nhưng ở con số cuối cùng thì muôn vẻ: "999,8"; "999,7"; "999,6" và thậm chí thấp hơn thế thay vì đúng "999,9" như quảng cáo, nếu so với chuẩn SJC. Vì vậy, khi cho vào kiểm định của hệ thống máy SJC, với loại vàng "999,6" trở lên thì "đỗ", còn vàng "999,5" trở xuống thì bị máy đánh trượt! Cũng theo ông, hoàn toàn có thể đưa vàng "999,5" của các thương hiệu khác trở thành vàng "999,9" theo chuẩn SJC thông qua phân kim và giá của chúng chỉ 1/1.000 so với giá trị một lượng vàng. Nôm na là vàng SJC đang có giá 46 triệu đồng/lượng nhưng khi chuyển đổi vàng thương hiệu khác có chất lượng "999,5" sang SJC thì chỉ mất 46 nghìn đồng/lượng mà thôi. Bởi vậy, trong điều kiện nhà nước chấp nhận quyền bảo toàn tài sản là vàng, quyền lưu thông các thương hiệu vàng "phi SJC" trên thị trường, những người dân nắm giữ vàng không cần vội vã "bán đổ bán tháo" như giá vàng nguyên liệu. Và, bất kể lúc nào, giá phân kim từ vàng "phi SJC" sang SJC chỉ tương đương 1/1.000 giá trị một lượng vàng theo giá thị trường từng thời điểm. Tất nhiên, lời "tư vấn" này hẳn không ích gì nhiều với những người đang muốn chuyển đổi nhanh vàng khác thành vàng SJC vì giá của chúng chênh lệch tới 2 - 3 triệu đồng/lượng. Sư nói sư phải...! Câu chuyện chuyển đổi vàng SJC không chỉ ở tiến độ, đại loại như: "mỗi ngày SJC chỉ chuyển đổi được 60 - 70 kg", "3 phút kiểm xong một miếng" trong khi nhu cầu gấp nhiều lần mà còn ở chỗ: ai cũng cho rằng vàng mình đủ 4 số 9, việc "trượt vỏ chuối" khỏi máy của SJC là bởi lý do nào đó. Và con số 9 cuối cùng đang mở đầu cho cuộc tranh cãi theo kiểu "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay"! Trao đổi với bà Cao Ngọc Dung, Tổng giám đốc nhãn vàng Phú Nhuận (PNJ), bà nói: "PNJ luôn đúng tuổi 4 số 9. Hơn thế, tôi còn có trách nhiệm mua lại tất cả số vàng PNJ mà dân bán với giá tốt cho họ". Còn ông Vũ Huy Tăng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam (AJC) lại giải thích việc sai lệch tuổi giữa vàng khác và vàng SJC là do... cân! "Vàng không đủ tuổi so với cân của SJC thì có nhiều lý do nhưng một lý do trong đó là do cân mỗi nơi mỗi khác"! Theo ông Tăng, trên thị trường hiện nay có 4 chiếc "cân" hiện đại nhất của ý thì ở AJC một chiếc công suất kiểm định mỗi ngày (8 giờ sáng - 9 giờ tối) lên tới 1,5 – 1,6 tạ; một chiếc thứ hai "nho nhỏ" ở Phú Nhuận, còn máy thứ ba của một doanh nghiệp tư nhân, công suất 15kg/mẻ, ngày cho 3 mẻ. Vàng không đủ tuổi so với cân của SJC thì có nhiều lý do nhưng một lý do trong đó là do cân mỗi nơi mỗi khác! Ông Vũ Huy Tăng, Phó tổng giám đốc AJC   Còn chiếc máy ở SJC mỗi ngày phân kim được 3 mẻ, mỗi mẻ 7kg. Ông Tăng cho rằng, mỗi công nghệ của mỗi nhãn hàng mỗi khác. Vì thế cần có cơ quan có đủ điều kiện kỹ thuật, quyền lực pháp lý công nhận để tránh "sư nói, sư phải, vãi nói vãi hay" và cơ quan này phải là Trung tâm kiểm định quốc gia Việt Nam. Cũng theo ông Tăng, máy móc là một chuyện, yếu tố con người cũng rất quan trọng trong việc xác định tuổi vàng. Ví dụ, dù máy móc chuẩn nhưng nếu để chế độ nhiệt độ không phù hợp, hoặc đặt chế độ cân thử không đúng..., cũng làm cho sai lệch tuổi vàng. Những gì ông Tăng nói không phải không có cơ sở nhưng một chuyên gia lại có cách nhìn khác. Theo ông, dù là máy móc của ai, độ chính xác đến mức nào, thậm chí là của Trung tâm kiểm định quốc gia nhưng với bề dày thương hiệu được khẳng định trên thị trường hàng chục năm và chiếm tới 90% thị phần, chưa kể nhãn hàng này được công nhận giao dịch tại các trung tâm vàng quốc tế thì họ có quyền chỉ tin vào máy móc của họ để bảo vệ thương hiệu. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam Nguồn :http://nld.com.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét