Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Dân ngân hàng cày cuốc kiếm thêm

Dân ngân hàng cày cuốc kiếm thêm

mua nhà,bán nhà


Dân ngân hàng cày cuốc kiếm thêm Từ bán mỹ phẩm, hoa lụa trên mạng, chụp ảnh thuê cho đến đi buôn..., nhiều nhân viên ngân hàng đang phải xoay xở kiếm thêm khi lương, thưởng hàng quý bị cắt, công việc thì nhàn hơn trước vì ít khách.> Lương nhân viên ngân hàng sụt giảm> Nhân viên ngân hàng nơm nớp nỗi lo sa thải> Dân ngân hàng trước nguy cơ thất nghiệp Trước yêu cầu tái cấu trúc hệ thống và bài toán lợi nhuận tại các nhà băng ngày một sụt giảm, đồng lương và thu nhập của không ít nhân viên ngân hàng cũng bị cắt xén theo. Anh Nguyễn Khánh, nhân viên lâu năm tại một ngân hàng cổ phần cho hay: Năm nay mọi khoản thưởng của tôi đều bị cắt. Thậm chí khoản thưởng 6 tháng đầu năm đã được ban lãnh đạo hứa hẹn rồi cũng bị nuốt lời. Ngân hàng thì nói đang khó khăn nên chưa chi trả được. Nói vậy thì chúng tôi cũng đành chịu. Do đó, anh Khánh và không ít đồng nghiệp đã tìm cách kiếm thêm nhân lúc thị trường đi xuống, công việc không nhiều như trước. Anh Khánh lên Móng Cái buôn các mặt hàng của Trung Quốc như đồ gia dụng, công nghệ... đem về Hà Nội và đổ buôn cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Anh Khánh bán chủ yếu qua mạng. Ban ngày thì giao dịch với khách online, chiều tối hết giờ làm thì offline, giao hàng cho khách và nhận tiền. Anh cho biết mỗi tháng cũng kiếm thêm được vài triệu, bù cho khoản lương thưởng hàng quý bị cắt. Phần lớn ngân hàng đã cắt giảm khoản thưởng quý của nhân viên do lợi nhuận sụt giảm. Ảnh: Hoàng Hà. Tân - nam nhân viên tín dụng 24 tuổi tại ngân hàng cổ phần được xếp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở nhóm một - cũng cho biết, anh và các đồng nghiệp cảm nhận được rõ sự khó khăn kể từ tháng 11 năm ngoái. Trước đó, khách hàng tìm đến ngân hàng chúng tôi ngùn ngụt. Nay thì một số nhân viên tín dụng hay phải quan hệ với khách hàng trở nên rảnh rỗi. Ít việc, các khoản thưởng 3, 6 tháng đều không còn nên lương giờ chỉ đủ ăn sáng, nhân viên này nói. Vì vậy, công việc tay trái của Tân hiện nay - nhưng cũng đem về cho anh kha khá - là chụp ảnh cưới, sự kiện hiếu hỉ. Sếp quản lý trực tiếp của tôi thương anh em, cũng biết dạo này nhân viên lương thấp, nên thi thoảng vẫn tạo điều kiện cho tôi bay nhảy, đi theo các đôi chụp ảnh cưới kiếm thêm, Tân - ông chủ một studio ảnh cưới tại Hà Nội tâm sự. Với các giao dịch viên, do khối lượng công việc nhìn chung không giảm nhiều nên việc ăn bớt thời gian để đi buôn hay chạy ra ngoài kiếm thêm là điều không thể. Tuy nhiên, với các nhân viên nữ, không ít người tham gia bán mỹ phẩm để tăng thu nhập. Nhiều nhân viên ngân hàng bán thêm mỹ phẩm để tăng thu nhập. Ảnh: Chụp từ màn hình một trang rao vặt. Trên các diễn đàn, gần đây xuất hiện những tin rao vặt với nội dung chỉ tuyển nhân viên ngân hàng để bán mỹ phẩm. Theo lý giải của những người đăng tin rao vặt này, đây là đối tượng được tiếp xúc với nhiều người có nhu cầu trang điểm. Chủ một tin rao vặt tên Oanh trên các diễn đàn giải thích: Rất nhiều nữ nhân viên ngân hàng đang làm việc này - đặc biệt là các giao dịch viên. Theo tôi được biết, đa phần nhân viên ngân hàng phải trang điểm khi đi làm nên chỉ cần ở mỗi phòng giao dịch, chi nhánh, tôi tuyển một vài người là khả năng bán hiệu quả sẽ rất cao. Hiện khá nhiều người đang cộng tác với tôi. Trưởng phòng khối quản lý doanh nghiệp lớn tại hội sở một ngân hàng thừa nhận nhân viên một số khối hiện nay rất khó kiêm tìm khách nên việc thu nhập của họ giảm là đương nhiên. Vị này cho biết, trước đây, một vài nhân viên còn kiếm thêm được nhờ làm môi giới mua nhà, bất động sản cho khách thông qua việc ngân hàng phát mại tài sản. Giờ công việc đó cũng khó nhằn nên đa phần anh em phải xoay xở nhiều cách. Cấp dưới của tôi có người ban ngày mặc vest quan hệ khách hàng nhưng tối về hai vợ chồng cùng làm chủ một shop hoa lụa nghệ thuật trên web. Thậm chí có bạn làm chuyên viên phòng công nghệ thông tin của ngân hàng, ngoài giờ vẫn lụi cụi chui gầm bàn sửa máy tính, máy in để lấy 50.000 - 100.000 đồng, vị trưởng phòng này ngao ngán kể. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng nhân viên ngân hàng vẫn sướng hơn nhiều ngành khác. Tại một hội thảo về nhân sự ngành tài chính - ngân hàng gần đây, Giám đốc một ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam thẳng thắn cho rằng, các tổ chức tài chính đã bỏ ra mức lương cao hơn các ngành khác để tuyển dụng nhân sự. Do đó, việc lương, thu nhập hiện nay của họ giảm trong bối cảnh này cũng là bình thường. Nguồn :http://ebank.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Dân ngân hàng trước nguy cơ thất nghiệp

mua nhà,bán nhà


Nhân viên ngân hàng đối mặt nguy cơ thất nghiệp Trước yêu cầu tái cơ cấu hệ thống và lợi nhuận đang sụt giảm, nhiều lãnh đạo ngân hàng tin chắc sẽ phải sàng lọc và nói lời chia tay nhiều nhân sự. > Nhà băng chê sinh viên ngành ngân hàng> Chật vật tìm CEO ngân hàng Theo kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Như vậy sẽ có khoảng 12.000 sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Còn trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính - ngân hàng không được tuyển sẽ khoảng 13.000 người. Trao đổi với VnExpress.net về những lo ngại lượng lớn nhân viên ngân hàng sẽ thất nghiệp do cung vượt cầu trong vài năm tới, giám đốc khối nhân sự tại một công ty cổ phần ở Hà Nội cho rằng có thể con số sinh viên không tìm được vị trí trong ngân hàng còn nhiều hơn cuộc khảo sát trên cung cấp. Nữ giám đốc nhân sự này nhận định: Vài năm tới, sau một đợt tăng trưởng nóng về số lượng nhân viên ngân hàng thì chắc chắn sẽ có một lượng dư cung nhất định. Tuy nhiên, nhân sự cao cấp thì vẫn vô cùng hiếm hoi. Do đó, việc có phải sa thải một loạt nhân viên kém năng suất để đón về một hai nhân viên cấp trung - cao, chúng tôi cũng đồng tình. Không riêng gì sinh viên mới ra trường, bản thân những nhân viên đang làm việc tại các nhà băng cũng đối mặt với nguy cơ dừng cuộc chơi trước yêu cầu tái cơ cấu ngân hàng và bài toán doanh thu sụt giảm. Ông Lưu Trung Thái - nguyên phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), người đang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Quân đội (MBS) - thừa nhận, thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh giảm, nên phải điều chỉnh kế hoạch về chi phí. Thậm chí, kể cả trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt, có thể chính sách nhân sự mỗi nơi khác nhau nhưng tôi tin các tổ chức, ngân hàng đều xác định tỷ lệ sàng lọc nhất định, thường tiêu chuẩn là 5-10%, ông Thái cho biết. Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - cũng cho rằng, có thể một số ngân hàng sẽ tiến hành song song với quá trình chọn lọc là sắp xếp lại nhân sự phù hợp. Với tư cách là Chủ tịch Viện Nhân lực ngân hàng tài chính, ông Vinh cũng thừa nhận: Có thể độ hot của ngành ngân hàng sẽ giảm đi. Hơn nữa, ngân hàng ngày hôm nay không phải giống 10 năm trước. Nếu vẫn áp dụng, làm việc hành xử như những gì làm trong quá khứ thì không ổn. Chia sẻ với VnExpress.net, CEO của VPBank nói một cách tếu táo nhưng khá thẳng thắn: Kể cả thế hệ như chúng tôi cũng đã già rồi, cần phải thay đổi và phải xây dựng một đội ngũ mới, trẻ trung hơn, giỏi giang hơn. Trong tình cảnh một công ty buộc phải cắt giảm chi phí ồ ạt và đối mặt sự sống còn, câu chuyện bỏ ai, giữ ai cũng khiến các lãnh đạo ngân hàng đau đầu. Theo họ, việc thực thi một chính sách cắt giảm nhân sự vấp phải rất nhiều thách thức. Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là việc sẽ mất đi những người xuất sắc, ông Thái tâm sự. Sắp tới, nhiều ngân hàng sẽ phải tái cơ cấu và việc thanh lọc đội ngũ nhân sự là không tránh khỏi. Ảnh minh họa: Anh Quân. Bà Vũ My Lan - Tổng giám đốc Công ty AON Việt Nam - lại đưa ra quan điểm rất cứng rắn và có phần trái ngược: Nếu đã có những nhân viên xuất sắc thì không bao giờ tôi để mất họ. Tái cấu trúc không có nghĩa là cắt bỏ một bộ phận không hiệu quả mà là chỉ là sàng lọc chất lượng. Tuy nhiên, bà My Lan cũng nhấn mạnh, bà sẽ còn quan tâm đến chất của con người để đưa ra quyết định sa thải, sàng lọc. Nên nói gì và làm gì với các nhân viên khi sa thải họ là điều vô cùng khó khăn đối với các vị lãnh đạo ngân hàng. Do đó, bà Huỳnh Ngọc Trúc - Giám đốc nhân sự Ngân hàng HSBC - cho rằng mỗi ngân hàng cần hoạch định một kế hoạch truyền thông rõ ràng, trong đó kể cả những cách thức về mặt tình cảm trước khi thực thi kế hoạch cắt giảm. Nguyên nhân là người Việt Nam chưa có văn hóa về cái gọi là tái cấu trúc và dễ sốc trước những thông tin về sàng lọc nhân sự. Khi nghe đến cụm từ tái cấu trúc, phản ứng thông thường của họ rất tiêu cực. Với những doanh nghiệp ở Việt Nam, trước khi định tái cấu trúc thì nên hoạch định một kế hoạch về truyền thông rõ ràng để nói chuyện với họ, bà Trúc phân tích và nhấn mạnh việc phải thanh lọc đội ngũ trong bối cảnh này là bình thường. Để việc cắt giảm nhân sự không trở nên quá nặng nề, theo ông Lưu Trung Thái, điều quan trọng nhất các lãnh đạo phải làm được với nhân viên là sự chân thành. Một người tổng giám đốc khi tuyên bố sa thải, cắt giảm nhân sự thì cần tạo dựng một sự công bằng. Quan trọng hơn là bằng sự chân thành để họ hiểu được đây là điều phải làm. Cuối cùng, chúng ta cũng nên cố gắng hết mình để tạo được điều kiện tốt hơn cho người ra đi, ông Lưu Trung Thái chia sẻ. 5-7 năm trước, ngân hàng trở thành một trong những ngành được trả lương cao nhất và được chính những người trong ngành gọi là những năm vàng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, bà Ngọc Trúc thì thẳng thắn cho rằng với sự phát triển bùng nổ của ngành ngân hàng những năm này, các tổ chức tài chính đã bỏ ra mức lương cao hơn các ngành khác để tuyển dụng nhân sự. Những người ở vị trí cao, quản lý hay chuyên viên tư vấn cho khách hàng cấp cao như ở Singapore, phải cần ít nhất 5-10 năm mới được tư vấn về tài chính cho ngân hàng. Trong khi ở Việt Nam, đa số nhân sự có kinh nghiệm cho những sản phẩm cao cấp và phức tạp lại không có sẵn trên thị trường nên các tổ chức thường phải tuyển dụng những người có trung bình một đến hai năm kinh nghiệm, thậm chí ít hơn rồi từ đó đào tạo lên, bà dẫn chứng. Do đó, Giám đốc nhân sự HSBC cho rằng việc tái cấu trúc là nên làm. Trong đó các tổ chức tài chính cần chú ý tới chất lượng con người, chứ không nên chạy theo số lượng. Nguồn :http://ebank.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Chứng khoán Âu Việt có thể đóng cửa

mua nhà,bán nhà


Chứng khoán Âu Việt có thể đóng cửa 5/11/2012 | 09:38AVS sẽ "tránh bão" đến hết tháng 6/2013. Sau đó, không loại trừ khả năng đóng cửa công ty, bởi không có khả năng sáp nhập vào một công ty chứng khoán khác hay chào bán cổ phần cho đối tác. Chiều ngày 2/11, Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt-AVS đã tổ chức thành công đại hội cổ đông bất thường năm. Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên VSD, HSX, HNX. Theo Hội đồng quản trị của AVS, ban lãnh đạo nhận thấy việc duy trì hoạt động nghiệp vụ môi giới của AVS là không hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chấm dứt tư cách thành viên HSX, HNX sẽ giúp AVS có thể thu gọn mặt bằng hoạt động (tiêu chuẩn về diện tích sàn giao dịch.....) cũng như các hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo cắt giảm chi phí. Đồng thời, tại đại hội, Hội đồng quản trị đã báo cáo cổ đông kết quả cổ đông lớn Vũ Thị Thanh Thủy được phép thực hiện giao dịch mua cổ phiếu AVS từ 7 cổ đông khác của AVS mà không cần thông qua thủ tục chào mua công khai. Đến tháng 10, bà Thủy đã hoàn tất mua cổ phiếu với tỷ lệ sở hữu 26,25%. Tại đại hội, đại diện của AVS cho biết, quý III AVS bị lỗ chủ yếu do phải cắt lỗ danh mục đầu tư cổ phiếu niêm yết. Trong khi đó, dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô tới đây, cũng như thị trường chứng khoán là rất mù mờ, và không có cơ sở vững chắc. Vì vậy, đây là thời điểm AVS phải quyết định lại sự tồn tại của công ty. Trước hết, AVS sẽ thu gọn lại hoạt động, kiểm soát rủi ro, kiểm soát an toàn tài chính gây rủi ro cho công ty, bảo toàn tiền mặt, không làm mất tiền của cổ đông. Nếu tất cả các biện pháp trên có thể giúp AVS "trụ được đến khi bão qua", AVS sẽ tiếp tục "ra khơi". Nếu đến tháng 6/2013 tình hình không khả quan hơn, Hội đồng quản trị sẽ tiếp tục xin ý kiến cổ đông về việc tiếp tục hoạt động theo ngành nghề này, hay "bán tàu" chuyển sang hoạt động ngành nghề khác. Tại đại hội, đại diện AVS cho biết, hiện công ty là một trong 30 công ty chứng khoán vẫn còn tiền (không bao gồm tiền của nhà đầu tư), nhưng AVS có thể phát triển được hay không còn tùy thuộc vào tương lai của thị trường chứng khoán. Chúng tôi mặc dù đã rất lạc quan những vẫn mơ hồ về tương lai của thị trường chứng khoán trong 1-2 năm tới. Dưới đây là nội dung trao đổi bên lề đại hội giữa với Ông Đào Đức Vịnh Chủ tịch Hội đồng quản trị của AVS để làm rõ hơn một số vấn đề hiện tại của AVS và nhận định của ông về thị trường chứng khoán. - Thưa ông, dự kiến AVS sẽ hoàn tất các thủ tục rút tư cách thành viên 2 sơ trong bao lâu? AVS có hướng giải quyết nào cho khách hàng giao dịch hiện tại của công ty không? - Ngay sau khi đại hội thành công, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ với cơ quan chức năng để xin chấm dứt tư cách thành viên VSD, HSX, HNX, ra công báo cho khách hàng biết. Dự kiến AVS sẽ ký hợp đồng với một công ty chứng khoán khác có uy tín trên thị trường (SSI, chứng khoán Đông Á) để công ty này đón nhận và chăm sóc các khách hàng của AVS, đồng thời công ty chứng khoán này cũng tiếp nhận một số nhân viên của AVS. Công tác này sẽ thực hiện trong vòng 1 tháng, để công việc môi giới giao dịch kết thúc nhằm giúp AVS không phải chịu những khoản chi phí, phí phải đóng cho năm 2013 (thường phải đóng đầu năm). Tiếp theo đó, AVS sẽ xin Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép công ty chuyển văn phòng về một mặt bằng nhỏ hơn, với khoảng 10 nhân viên. - Nếu cắt giảm dịch vụ môi giới, nguồn thu của AVS sẽ đến từ đâu? Liệu nguồn thu này có đảm bảo bù đắp các chi phí hoạt động của AVS không? - AVS chấm dứt tư cách thành viên tại hai Sở và VSD, không rút nghiệp vụ môi giới. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi dịch vụ môi giới giảm đi, nguồn thu của AVS sẽ đến chủ yếu thu nhập cổ tức từ những khoản đầu tư vào các doanh nghiệp trước đây của AVS. Dự kiến khoản thu này là khoảng 1 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi chuyển đổi trụ sở dự kiến sẽ còn khoảng 200 triệu đồng/tháng thay vì 500 triệu đồng/tháng như hiện nay. Như vậy khả năng thu đủ bù chi là có thể đạt được. - Nếu tiếp tục khó khăn, và không đảm bảo được việc giữ tiền cho công ty cho đến khi "bão qua", các ông có bán AVS không? - Từ giờ cho đến hết tháng 6/2013 chúng tôi "tránh bão". Chúng tôi chờ đợi những thông tư của Bộ Tài chính, văn bản hướng dẫn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về thị trường chứng khoán và Công ty chứng khoán, và sự chuyển biến của nền kinh tế, vĩ mô. Sau đó, không loại trừ khả năng đóng cửa công ty, bởi không có khả năng sáp nhập vào một công ty chứng khoán khác hay chào bán cổ phần cho đối tác. - Theo ông tới đây có khoảng bao nhiêu công ty chứng khoán sẽ đóng cửa? - Nếu xếp theo lượng tiền, AVS là công ty chứng khoán đứng thứ 30 còn tiền bao gồm cả tiền nhà đầu tư và công ty chứng khoán, nếu loại tiền của nhà đầu tư ra, AVS đứng vị trí 25. Như vậy, theo tôi, với thị trường như hiện tại, năng lực và lượng tiền của các công ty chứng khoán như hiện tại, chỉ còn khoảng 20 công ty chứng khoán có thể tồn tại được. Tất cả các vấn đề của các công ty chứng khoán sẽ "nở rộ" vào năm sau. Các công ty chứng khoán nhỏ cũng không có khả năng sáp nhập vào nhau vì họ không có tài sản, không còn uy tín, chỉ có chờ cơ hội, nhưng cơ hội chỉ thoáng qua. - Ông có bình luận gì về việc hiện các công ty chứng khoán đang cạnh tranh không công bằng qua việc lách luật/cho bán khống, tăng margin? - Quan điểm của tôi cũng như các cơ quan chức năng phải cấm margin. Bởi, margin chỉ cho phép ở một thị trường phát triển và hết sức minh bạch. Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang không khỏe mạnh, không minh bạch, sử dụng margin giống như cho kinh doanh buôn bán cái mà mình không có. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Cổ đông PGD sẽ dùng biện pháp mạnh

mua nhà,bán nhà


Cổ đông PGD sẽ dùng biện pháp mạnh 5/11/2012 | 09:10Các cổ đông sẽ yêu cầu PGD có trách nhiệm cụ thể về thiệt hại của cổ đông từ việc chậm công bố thông tin về thay đổi giá bán đầu vào. Trước tình trạng bức xúc của cổ đông Công ty cổ phần phân phối khí áp thấp dầu khí Việt Nam (PGD) về việc PGD chậm công bố quyết định tăng giá khí. Ông TVH (Hà Nội) cho biết, dù công ty đã có văn bản trực tiếp trả lời cho ông ngày 31/10 (theo thư hỏi của cổ đông ngày 23/10), nhưng nội dung trả lời còn chung chung, chưa đáp ứng được các câu hỏi của nhà đầu tư. "PGD trong phần trả lời cổ đông cũng như với cơ quan quản lý đến thời điểm này vẫn chưa làm rõ các thông tin cần thiết. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị công ty công bố các điều khoản về giá bán khí đầu vào, bởi trên thực tế, không ai lại đi ký một hợp đồng mua bán khí gây bất lợi cho mình như PGD cả. Ngoài ra, cũng sẽ yêu cầu công ty cho biết căn cứ vào đâu để điều chỉnh giá bán khí và áp dụng hồi tố", cổ đông TVH nói. Liên quan đến dấu hiệu bán ra cổ phiếu PGD hàng loạt của ban lãnh đạo (có cả ông Tổng giám đốc PGD) và cổ đông nội bộ trước thời điểm công bố báo cáo tài chính quý III/2012 lẫn thời điểm PVGas ra công văn về việc tăng giá bán khí đầu vào cho PGD hôm 23/8, một cổ đông khác cho rằng, ông sẽ có đơn yêu cầu công ty và các cơ quan chức năng tìm hiểu rõ hơn việc giao dịch này. Cùng với đó, sẽ yêu cầu PGD có trách nhiệm cụ thể về thiệt hại của cổ đông từ việc chậm công bố thông tin về thay đổi giá bán đầu vào kể trên. "Theo luật định, hành vi giao dịch nội gián có thể bị phạt tới 500 triệu đồng, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đang chờ sự giải thích của công ty để hiểu rõ vấn đề. Nếu có điểm bất thường, chúng tôi có thể áp dụng biện pháp mạnh, thậm chí là khởi kiện vì chúng tôi mua cổ phiếu PGD với giá được xác định trên những thông tin đã có nhưng lại không được công ty công bố. Báo cáo bán niên rà soát cũng không đề cập đến nội dung thay đổi giá đầu vào kể trên. Nếu chúng tôi biết trước thì đã không mua cổ phiếu này với giá 3 chấm. Thiệt hại của nhà đầu tư ai chịu?", một nhóm cổ đông phản ứng. Nhóm cổ đông này cho rằng, Ủy ban chứng khoán nên coi đây như vụ điển hình của việc xử lý vi phạm chứng khoán liên quan đến công bố thông tin, vì nó liên quan đến khá nhiều đối tượng, đó là cổ đông, công ty phát hành cổ phiếu, công ty mẹ, kể cả cơ quan quản lý (vì cơ quan này không nhận được thông tin theo đúng quy định). Bà Bùi Kim Hạnh, phụ trách công bố thông tin PGD cho biết, phía công ty sau khi nhận được thư hỏi của cổ đông cũng đã có văn bản trả lời. "Nếu cổ đông muốn hỏi gì thêm cứ gửi văn bản đến công ty sẽ nhận được câu trả lời theo yêu cầu. Thậm chí, nếu cơ quan quản lý tiếp tục có công văn yêu cầu giải trình thì PGD cũng sẵn sàng đáp ứng", bà Hạnh nói. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua

mua nhà,bán nhà


Những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua 5/11/2012 | 08:27Cổ phiếu LAF giảm mạnh 5 ngày liền, mất 1.000 đồng, tương đương 20%, chỉ còn 4.100 đồng. Cùng với sự lao dốc mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, tuần qua nhiều cổ phiếu niêm yết trên sàn đã trượt giảm không phanh. Trong số này đa phần là những mã có mệnh giá khá thấp, dưới 10 nghìn đồng. Trên sàn TP HCM, đứng đầu trong danh sách giảm giá mạnh nhất phải kể đến cổ phiếu LAF của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An. Theo thống kế trên sàn, trong tuần qua cổ phiếu này đã có liên tiếp 5 phiên trượt giảm mạnh. Nếu so sánh với con số cuối tuần trước, cổ phiếu này để mất tới 1.000 đồng. Như vậy, tính tổng cộng chung cả 5 phiên, cổ phiếu này để mất tương đương gần 20%. Mệnh giá của mã nay đang giữ ở mức 4.100 đồng/cổ phiếu. Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua, là cổ phiếu CTI của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cường Thuận IDICO. Giống như LAF, trong tuần qua cổ phiếu này cũng đã có cả 5 phiên giảm điểm liên tiếp. Như vậy, so với giá cuối tuần trước đó, CTI cũng đã để mất 1.200 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 14%. Cổ phiếu CTI đang niêm yết trên sàn TP HCM với giá 7.600 đồng/cổ phiếu. Giữ vị trí thứ 3 trong danh sách giảm giá là cổ phiếu DHM của Công ty cổ phần thương mại và khai thác khoáng sản Dương Hiếu. Với 5 phiên giảm điểm liên tiếp trong tuần qua, cổ phiếu DHM cũng để mất 2.300 đồng, tương đương với gần 13%. DHM đang có mệnh giá là 15.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp sau cổ phiếu DHM, vị trí thứ 4, thứ 5 lần lượt dành cho cổ phiếu DTA của Công ty cổ phần Đệ Tam và DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn nhựa Đông Á. Trong tuần qua, hai cổ phiếu này cũng có mức giảm khá cao, đều trên 12%. DTA đang giữ mức giá chỉ có 2.800 đồng/cổ phiếu, còn DAG là 9.500 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, đứng đầu danh sách những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là cổ phiếu VE8 của của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 8. Trong tuần qua, với 5 phiên giảm điểm và giảm sàn liên tiếp, cổ phiếu VE8 đã để mất tới 1.000 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 25%. Mệnh giá của cổ phiếu này là 3.100 đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu SHN của Công ty cổ phần đầu tư Tổng hợp Hà Nội. Cổ phiếu này đang được xếp trong danh sách những mã có mệnh giá siêu thấp trên sàn, chưa đến 100 đồng/cổ. Tính tổng trong tuần qua, cổ phiếu SHN đã để mất 200 đồng/cổ phiếu, tương đương là 20%. Giữ ở vị trí thứ 3, 4, 5 lần lượt là các cổ phiếu SCJ của Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn, MCC của Công ty cổ phần gạch ngói cao cấp và DZM của Công ty cổ phần chế tạo máy Dzĩ An với mức giảm tương đương là gần 20%, gần 19% và hơn 18%. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Bán tháo, cắt lỗ là hiện tượng nhất thời

mua nhà,bán nhà


Bán tháo, cắt lỗ là hiện tượng nhất thời 5/11/2012 | 08:40Tâm lý thị trường đang yếu và bị ảnh hưởng bởi những thông tin bất thường khiến dòng tiền bán tháo, cắt lỗ tăng vọt. Trong phiên giao dịch tuần đầu tháng 11, thị trường chứng kiến tuần giảm mạnh thứ 2 liên tiếp, với tâm lý thị trường khá bi quan. Kết thúc tuần qua, Chỉ số Vn-Index giảm 16,44 điểm so với tuần trước khi đóng cửa ở mức 375,26 điểm, tương ứng mức giảm 4%. Trong khi đó, HNX - Index giảm tiếp 2,73 điểm so với tuần trước về ngưỡng 51,06 điểm, tương ứng giảm 5%. Tiếp nối đà sụt giảm của tuần trước đó, những phiên giao dịch đầu tuần qua diễn ra trong trạng thái "uể oải" với thanh khoản thấp và trạng thái giao dịch lình xình, khiến giới đầu tư chán nản. Biên độ giao động của thị trường ngày càng hẹp và thanh khoản ngày càng cạn dần khiến dòng tiền càng "hẹp cửa" với thị trường trong bối cảnh thông tin vĩ mô chưa có nhiều chuyển biến. Sự nghi ngại của giới đầu tư khi khả năng thị trường còn giảm sâu hơn trong ngắn hạn không phải là không có lý do, bởi điểm qua mùa báo cáo tài chính quý III vừa qua cho thấy mầu xám khi sự suy giảm lợi nhuận ngày càng rõ nét. Số doanh nghiệp có lợi nhuận tốt chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi những doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh nợ nần, thua lỗ ngày càng nhiều. Trong tuần qua là cổ phiếu KBC đang giảm sàn, từ 5.500 đồng/cổ phiếu lập tức tăng trần lên 5.900 đồng/cổ phiếu, dư mua trần hơn 500.000 cổ phiếu. ITA cũng theo đà tăng tăng kịch trần về cuối phiên. Diễn biến của hai cổ phiếu này khi tăng và giảm ngay trở lại ở phiên sau đó cho thấy rõ mức độ "ảo" của thị trường trong ngắn hạn trong khi đa số các cổ phiếu khác đều tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Hiện tượng kéo thị trường tăng nhẹ trong phiên và bán mạnh vào cuối phiên giao dịch với khối lượng lớn kèm theo việc đóng cửa giảm điểm của thị trường cho thấy áp lực cung tiềm năng còn rất lớn trong ngắn hạn. Tuy các phiên giao dịch trong tuần thanh khoản rất yếu, sự thờ ơ với thị trường ngay cả khi giá cổ phiếu vẫn đang rơi về vùng rất thấp và dư mua cũng chỉ cầm chừng cho thấy giữ nhịp thị trường hoàn toàn đang do phía bán chi phối khi lượng cầu gần như không gia tăng. Ba phiên đầu tuần, tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của thị trường chỉ vẻn vẹn quanh 350 tỷ đồng đủ cho thấy sự thờ ơ của dòng tiền bởi mức độ rủi ro càng cao khi thanh khoản càng hẹp. Phiên giảm điểm mạnh cuối tuần như một giọt nước làm tràn ly khi sự nghi ngại của giới đầu tư được đẩy lên. Giao dịch suy kiệt, tâm lý thị trường rất yếu nên dù mới chỉ xuất hiện ở dạng tin đồn, nhưng tác động của nó với thị trường vẫn là rất lớn. Lực bán mạnh cho thấy nhu cầu cắt lỗ nhanh và rất dứt khoát, chấp nhận bán với mức giá thấp hơn mức giao dịch trong tuần. Chốt phiên, Vn-Index giảm 12,69 điểm, tương ứng 3,27% là một trong những phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 21/8 tới nay. Tuy giảm mạnh, nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng mất thanh khoản tuy nhiên, lực cầu bắt đáy có tín hiệu tăng lên ở nhiều cổ phiếu thanh khoản như: STB, MBB, SSI, EIB, SAM… Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất khi áp lực bán tăng đột biến so với những phiên trước. Với diễn biến này, khả năng thị trường sẽ còn tiếp tục giảm thêm trong tuần tới khi nhu cầu bán ngắn hạn còn rất lớn. Sự hoảng loạn tạm thời có thể qua đi, nhưng những yếu tố thông tin bất ngờ xuất hiện trên thị trường như vừa qua ngày càng bào mòn niềm tin của giới đầu tư và cần thời gian khá lâu để có thể phục hồi. Trong tuần, mặc dù thanh khoản của thị trường rất èo uột (chỉ 300-400 tỷ đồng/phiên), trong khi đó, STB và EIB tiếp tục có những phiên thỏa thuận với giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng. EIB thỏa thuận với tổng khối lượng lên tới 63,2 triệu cổ phiếu với giá trị xấp xỉ gần nghìn tỷ đồng. Tính chung trong tháng 10, EIB thỏa thuận 94,35 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 1.500 tỷ. Còn STB thỏa thuận gần 97 triệu cổ phiếu, tương đương 1.866 tỷ đồng trong 2 tháng qua. Cập nhật thông tin vĩ mô, theo báo cáo mới đây của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tín dụng trong tháng 10 tiếp tục suy yếu và tăng không đáng kể so với cuối tháng 9. Tính đến 30/9, tín dụng tăng khoảng 2,5% so với đầu năm. Dự báo đến hết tháng 10 tăng khoảng 3% so với đầu năm, cho thấy, dòng tiền vẫn thực sự khan hiếm và doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục phải cầm cự với tình trạng "đói vốn". Nợ xấu vẫn chưa thực sự chưa có phương hướng giải quyết và đây chính là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế bởi trì hoãn càng lâu thì tác hại càng ghê gớm. Số liệu từ Bộ Xây dựng dẫn báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản đến 31/8 khoảng 203.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 6,6%. Dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản trong đó có cho vay sản xuất kinh doanh bất động sản và vay thế chấp bằng bất động sản chiếm khoảng trên 57% tổng dư nợ, tương đương hơn 1 triệu tỷ đồng. Với diễn biến hiện tại, khả năng thị trường sẽ tiếp tục giảm sâu hơn trong thời gian tới chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhìn từ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, trong tuần qua, khối nhà đầu tư này chủ yếu tiếp tục mua ròng với mức giá trị ròng trung bình một phiên không quá 12 tỷ đồng, trong đó tập trung mua ròng để giữ NAV những cổ phiếu cơ bản như GAS, HSG, DPM, MBB, DRC…và bán ròng những cổ phiếu ngân hàng, tài chính như: SSC, VCF, SJD, VIC, CSM… Nhìn về kỹ thuật, phiên giảm mạnh cuối tuần khiến đường chỉ số Vn-Index rơi ra ngoài dải Boillinger Bands phá qua ngưỡng hỗ trợ mạnh 380 điểm. Về ngắn hạn, khả năng giảm mạnh của Vn-Index mới chỉ bắt đầu. Ngưỡng hỗ trợ mạnh gần nhất của Vn-Index nằm ở ngưỡng 365 điểm và 350 điểm. Khả năng thị trường sẽ giảm bớt mức độ giảm khi chạm các vùng hỗ trợ mạnh này. Chiến lược Tâm lý thị trường đang rất yếu và bị ảnh hưởng bởi những thông tin "bất thường" khiến dòng tiền bán tháo, cắt lỗ tăng vọt trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy, diễn biến trên chỉ là nhất thời và là cái cớ để thị trường có thể giảm nhanh và mạnh hơn, thoát khỏi giai đoạn lình xình hiện tại. Do đó, diễn biến giảm sâu có thể còn kéo dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nhiều cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết

mua nhà,bán nhà


Nhiều cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết 5/11/2012 | 08:12Rất nhiều cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết vào cuối năm nay do bị lỗ hai năm liên tiếp (2010-2011) và 9 tháng đầu năm nay tiếp tục bị lỗ. Trong thời gian qua, hai Sở giao dịch chứng khoán đã cảnh báo một số cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết vào cuối năm nay do bị lỗ hai năm liên tiếp (2010-2011) và 9 tháng đầu năm nay tiếp tục bị lỗ hoặc những doanh nghiệp mới bị thua lỗ một năm nhưng mức lỗ đã hoặc sắp cao hơn vốn điều lệ. Đó là Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF) lỗ lũy kế đến ngày 30/9 là 144,52 tỷ đồng (gần bằng vốn điều lệ 147,28 tỷ đồng); Tương tự, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng điện Mêca VNECO (VES) lỗ lũy kế gần 14 tỷ đồng (VES đã bị lỗ hai năm liên tiếp 2010-2011); Công ty cổ phần container phía nam (VSG) là 120,66 tỷ đồng (vốn điều lệ 110,44 tỷ đồng và VSG cũng đã bị lỗ hai năm liên tiếp); Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều (DTC) có mức lỗ lũy kế là 55,3 tỷ đồng (vốn điều lệ là 40 tỷ đồng); Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT) có mức lỗ lũy kế là 248,22 tỷ đồng (vốn điều lệ 150 tỷ đồng); Công ty cổ phần chứng khoán Sacombank (SBS) có mức lỗ lũy kế đến hết tháng 9.2012 là 1.762,16 tỷ đồng (vốn điều lệ 1.266,6 tỷ đồng). Dòng sự kiện Quý III, VMC mẹ lãi 2,8 tỷ đồng (1/11)PVC lãi gần 64 tỷ đồng trong quý III (1/11)Quý III, L44 lãi chưa bằng nửa cùng kỳ (1/11)Quý III, LO5 lãi 80 triệu đồng (1/11)Gò Đàng lãi gần 90 tỷ đồng sau 9 tháng (1/11)9 tháng, Chứng khoán Golden Bridge lãi 2,88 tỷ đồng (29/10)Lợi nhuận quý III của PET giảm 85% so với cùng kỳ (29/10)CLW, APC giảm lãi trong quý III (28/10)9 tháng, VTA lỗ 5,3 tỷ đồng (27/10)Lãi quý III của VC7 giảm 68,8% so với cùng kỳ (27/10)Xem tiếp Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Nhân viên HCM bị rút chứng chỉ hành nghề

mua nhà,bán nhà


Nhân viên HCM bị rút chứng chỉ hành nghề 5/11/2012 | 08:00Chứng chỉ hành nghề chứng khoán của ông Nguyễn Viết Xuân, nhân viên HCM sẽ bị thu hồi trong vòng 5 ngày. Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán của ông Nguyễn Viết Xuân, nhân viên HCM trong vòng 5 ngày. Nhân viên của Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (mã HCM, sàn HOSE) sau khi bị phạt bằng tiền đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Trước đó không lâu, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Viết Xuân cùng một đồng nghiệp nữa là bà Phạm Thị Sương, nhân viên môi giới của Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Viết Xuân và bà Phạm Thị Sương đã cho khách hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán, vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 điều 22 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 85/2010/NĐ-CP). Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xử phạt ông Nguyễn Viết Xuân 85 triệu đồng và bà Phạm Thị Sương 85.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 22 Nghị định 85/2010/NĐ-CP. Đồng thời, thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán của ông Nguyễn Viết Xuân theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 22 Nghị định 85/2010/NĐ-CP. HCM cũng bị phạt 105 triệu đồng do đã bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, thực hiện nghiệp vụ môi giới mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 điều 62 Luật chứng khoán; HCM bị cho là chưa giám sát, ngăn ngừa một cách hiệu quả để xảy ra vi phạm của người hành nghề, nhân viên môi giới, vi phạm quy định tại khoản 1 điều 71 Luật chứng khoán. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Giá bất động sản tại Anh tăng trở lại trong tháng 10

mua nhà,bán nhà


Giá bất động sản tại Anh tăng trở lại trong tháng 10 05/11/2012 09:00 Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội xây dựng Nationwide, giá nhà ở Anh đã tăng 0,6% trong tháng 10 sau khi giảm 0,4% trong tháng trước đó. Tuy nhiên, giá nhà ở xứ sở sương mù trong tháng 10/2012 vẫn thấp hơn 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức trung bình vào khoảng 164.153 bảng (262.644 USD). Số liệu này được Nationwide đưa ra trong bối cảnh Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS) hồi tuần trước chính thức công bố nền kinh tế nước này đã vượt qua suy thoái kép, sau khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt mức tăng trưởng tới 1% trong quý 3/2012. Mức tăng trưởng GDP trong quý 3/2012 cao hơn so với dự báo của các nhà phân tích và đây cũng là mức tăng trưởng GDP theo từng quý mạnh nhất của nước này trong vòng năm năm qua. Tuy nhiên, Nhà kinh tế trưởng Robert Gardner của Nationwide cảnh báo tình hình kinh tế Anh vẫn còn rất bấp bênh và điều này có thể tiếp tục tạo ra thách thức đối với thị trường nhà ở. Theo ông Gardner, mặc dù nền kinh tế Anh đã tạo ra nhiều việc làm trong những quý gần đây, thậm chí ngay cả trong thời gian suy thoái, nhưng các hộ gia đình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, thị trường nhà ở dự báo sẽ chỉ phục hồi nhẹ trong thời gian tới đây. Ông Gardner cho rằng chương trình trị giá 80 tỷ bảng (khoảng 128 tỷ USD) do Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khởi động hồi tháng 8 vừa qua nhằm thúc đẩy cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp đã góp phần tăng cường các hoạt động cho vay thế chấp. Mặc dù vậy, thị trường nhà ở vẫn cần những động lực mạnh mẽ hơn, trong đó có sự phục hồi bền vững của nền kinh tế nước này. Nguồn :http://www.diaoconline.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Doanh nghiệp BĐS tiến thoái lưỡng nan

mua nhà,bán nhà


Doanh nghiệp BĐS tiến thoái lưỡng nan 05/11/2012 09:10 Một khu dân cư tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM. Ảnh: Đình Dũng Một số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang bị mắc trong tình thế tiến thoái lưỡng nan trước thông tin TPHCM sẽ không gia hạn những dự án chậm triển khai, trong khi chỉ cách đây không lâu người đứng đầu Bộ Xây dựng khuyên họ nên cân nhắc thực hiện dự án tại thời điểm này. Theo biện pháp xử lý các dự án chậm triển khai của thành phố, các dự án nhà ở có tiến độ thỏa thuận bồi thường chậm, đạt dưới 50% diện tích đất của dự án sẽ không được tiếp tục giai hạn thỏa thuận địa điểm. Trong trường hợp đã bồi thường được hơn phân nửa diện tích, chủ đầu tư phải chứng tỏ khả năng thực hiện dự án. Điều này đông nghĩa với việc dự án sẽ bị thu hồi nếu như không thực hiện như kế hoạch. Tuy nhiên, trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản gần đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng hiện thị trường bất động sản đang rất khó khăn, và do vậy những dự án nhà ở chưa hoàn tất việc bồi thường giải phóng mặt bằng và chưa nhìn thấy đầu ra nên cân nhắc dừng lại bởi lượng căn hộ tồn kho trên thị trường khá nhiều. Ngoài ra, với những dự án đang xây dựng dở dang gặp khó khăn, bộ cho rằng nên rà soát và cho phép chủ đầu tư điều chỉnh công năng, mục đích sử dụng nhằm tránh lãng phí. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng trong lúc Bộ Xây dựng đang tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn thì chủ trương của thành phố lại siết lại, buộc các chủ đầu tư phải thực hiện dự nếu không sẽ bị thu hồi. Ông Đực ví von thị trường bất động sản như biển đang có bão, tàu thuyền đang tìm nơi ẩn nấp để tránh bão, và việc tiếp tục thực hiện dự án là buộc phải tiếp tục ra khơi. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nhìn từ góc độ quy hoạch thì thành phố có lý khi siết lại vấn đề tiến độ xây dựng dự án, bởi thực tế có những trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án rất ì ạch. Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinaland, cho rằng ở thời điểm này nếu có nói triển khai dự án cũng chẳng có mấy doanh nghiệp tiếp tục thực hiện, mà ngược lại họ phải cầm chừng chờ thị trường tốt hơn. Việc không triển khai dự án sẽ bị thu hồi, theo ông Hoàng, không phải dễ thực hiện, bởi không dễ tìm ra nhà đầu tư khác để giao dự án vào lúc này. Hơn nữa, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý ra sao những dự án đã giải phóng mặt bằng được phân nửa. Phần chưa đền bù vẫn là của dân, và phần đã đền bù là tài sản của doanh nghiệp, do vậy không thể lấy của người này giao cho người khác. Theo ông Hoàng, mỗi dự án có đặc thù riêng và có dự án vẫn có thể làm được lúc này. Đó là chuyện của doanh nghiệp, họ biết phải làm gì vào lúc này bởi đó là tiền của họ, và nếu tính toán sai họ phải trả giá cho quyết định của mình. Nguồn :http://www.diaoconline.vn/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét